Bác sĩ giải đáp: Điều trị chấn thương đầu gối bằng những phương pháp nào? | Medlatec

Bác sĩ giải đáp: Điều trị chấn thương đầu gối bằng những phương pháp nào?

Người thường xuyên lao động nặng và những vận động viên là 2 đối tượng dễ bị chấn thương đầu gối. Nếu không được điều trị kịp thời, những chấn thương này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khớp gối và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.


23/10/2020 | Tìm hiểu về các chấn thương đầu gối thường gặp nhất

1. Một số dạng chấn thương đầu gối thường gặp

1.1. Đứt dây chằng chéo trước

Nhiệm vụ của dây chằng chéo trước là giữ cho mâm chày tránh khỏi nguy cơ trượt ra phía trước, xoay trong. Một số nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng đứt dây chằng chéo trước là do nhảy cao nhưng tiếp đất không thuận, đột ngột xoay người trong khi tư thế bàn chân không thay đổi. 

Chấn thương đầu gối khiến người bệnh đau nhức

Chấn thương đầu gối khiến người bệnh đau nhức

Một số biểu hiện điển hình: 

+Vùng đầu gối bị sưng và đau: Ngay khi bị va chạm, có thể nghe được tiếng “rắc”. Sau đó đầu gối sưng lên, bệnh nhân cảm giác đau và khả năng vận động bị hạn chế. 

+ Chân yếu hơn, khó khăn khi đứng trụ bằng chân bị chấn thương, dễ vấp ngã khi chạy nhanh, dễ bị trẹo nếu đi nhanh trên đường gồ ghề, khó khăn khi bước xuống cầu thang,…

+ Teo cơ: Với những trường hợp sau chấn thương nhưng ít vận động thì rất dễ dẫn đến tình trạng teo cơ đùi, nhất là đối với những trường hợp nhân viên văn phòng, hoặc một số ngành nghề khác không phải đi lại, vận động nhiều. 

Đứt dây chằng chéo trước có thể gây ra dẫn đến những hậu quả như tổn thương sụn chêm thứ phát, tổn thương và thoái hóa khớp, giảm chất lượng sống của bệnh nhân. 

Cầu thủ bóng đá bị <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-cac-chan-thuong-dau-goi-thuong-gap-nhat-s195-n20178'  title ='chấn thương đầu gối'>chấn thương đầu gối</a> khi đang chơi trong trận đấu

Cầu thủ bóng đá bị chấn thương đầu gối khi đang chơi trong trận đấu

1.2. Đứt dây chằng chéo sau

Mâm chày không trượt ra sau, xoay ra ngoài là nhờ có dây chằng chéo sau. Khi bị đứt dây chằng chéo sau, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như sưng đau, lỏng gối và teo cơ. Tổn thương này có thể gây hậu quả nhưng ít nghiêm trọng hơn so với đứt dây chằng chéo trước. 

1.3. Tổn thương sụn chêm

Nhiệm vụ của sụn chêm là hấp thụ và phân chia lực lên đầu gối và giữ vững gối. Tổn thương sụn chêm thường là do bị tai nạn hoặc bị chấn thương khi đang chơi thể thao. 

Một số biểu hiện khi sụn chêm bị tổn thương là tình trạng đau khe khớp gối, có tiếng lục khục khi khớp vận động, có tiếng kẹt khớp, trong trường hợp tổn thương kéo dài có thể gây teo cơ. 

1.4. Tổn thương sụn khớp

Sụn khớp có bề mặt nhẵn mịn, bao phủ đầu khớp, có thể chịu được lực, giúp đầu gối có thể cử động nhẹ nhàng và giảm chấn thương khi có lực đè lên mặt khớp gối. Sụn khớp không có mạch máu nuôi dưỡng nên sẽ không có khả năng liền lại nếu bị tổn thương. Sụn khớp tổn thương sẽ thường gây ra những vấn đề ở dây chằng chéo trước. 

Những mảnh sụn tổn thương có thể chính là những dị vật gây kẹt khớp. Người bị tổn thương sụn khớp có thể bị đau khi cử động và thường nghe thấy tiếng lục cục trong khớp gối. 

2. Chữa trị chấn thương đầu gối bằng những cách nào?

- Trước hết để xác định chính xác loại chấn thương và mức độ chấn thương, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như: 

Cần sơ cứu đúng cách khi bị chấn thương vùng đầu gối

Cần sơ cứu đúng cách khi bị chấn thương vùng đầu gối

+ Chụp phim X-quang ở tư thế thẳng và nghiêng để đánh giá về tổn thương xương khớp, nứt rạn mâm chày,…

+ Chụp cộng hưởng từ: Thường được chụp sau khi đã hết tình trạng phù nề và máu tụ khớp. Kết quả hình ảnh chụp cộng hưởng từ sẽ giúp các bác sĩ nhận biết được tình trạng của các dây chằng, sụn chêm, sụn khớp cũng như các tổn thương mềm ở vùng gối. 

- Một số phương pháp xử lý chấn thương đầu gối: 

+ Ngay sau khi gặp phải chấn thương, nên dùng nẹp hoặc bột để bất động đầu gối. Để giảm sưng có thể chườm đá vùng đầu gối. Uống thuốc giảm đau hay giảm phù nề theo đơn của bác sĩ. Đặc biệt, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tốt nhất nên để đầu gối bất động trong 2 đến 3 ngày. Với một số trường hợp xảy ra tình trạng tràn máu ở khớp gối, máu có thể tự tiêu bà không cần chọc hút để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp. 

+ Điều trị bảo tồn: Đây là phương pháp luôn được ưu tiên, nhất là đối với những trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi. Có thể nẹp bột trong khoảng 2 đến 3 tuần và sau đó tập phục hồi chức năng để giúp cơ khỏe mạnh hơn, lấy lại biên độ khớp.

+ Phẫu thuật: Thông thường, những trường hợp đứt dây chằng, rách sụn chêm đều không có khả năng tự liền và cần thực hiện phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật nội soi là phương pháp luôn được ưu tiên vì hiệu quả cao, đồng thời sau phẫu thuật bệnh nhân hồi phục nhanh. Nếu dây chằng chéo bị đứt thì cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng.

Bác sĩ hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tập đúng cách để đạt hiệu quảBác sĩ hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tập đúng cách để đạt hiệu quả

+ Tập luyện: Trong tất cả các trường hợp dù phẫu thuật hay không phẫu thuật thì đều cần tập luyện để người bệnh có thể sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. 

Những bài tập phục hồi chức năng là lựa chọn hợp lý giúp bệnh nhân có thể lấy lại biên độ khớp, luyện tập cơ đùi và những cơ quanh khớp gối. Cường độ tập sẽ tăng dần theo thời gian liền gân cũng như tình trạng ổn định của các mảnh ghép sau phẫu thuật. 

Chấn thương đầu gối rất phức tạp và có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời. Để được tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc muốn kiểm tra sức khỏe xương khớp, bạn có thể tới thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hay gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để đăng ký đặt lịch sớm. 

MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia Cơ Xương khớp đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và rất nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú của chuyên khoa. Cùng với hệ thống máy móc khám chữa bệnh hiện đại, khách hàng có thể an tâm về chất lượng dịch vụ của MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp