Bác sĩ giải đáp: Bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu? | Medlatec

Bác sĩ giải đáp: Bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày đang ngày càng tăng. Đáng lo ngại hơn khi rất nhiều trường hợp mắc bệnh là người trẻ tuổi. Rất nhiều thắc mắc được đưa ra đó là bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu và phương pháp phòng ngừa như thế nào?


22/05/2021 | Bạn nên biết: vi khuẩn HP khi nào gây ung thư dạ dày?
06/05/2021 | Bác sĩ tư vấn: Khi nào bạn cần thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày?
04/05/2021 | Ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh?
14/04/2021 | Ưu đãi giảm 30% - Nội soi không đau bằng công nghệ NBI - Phát hiện sớm ung thư dạ dày, đại tràng

1. Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày chính là những tế bào ở dạ dày ở tình trạng bất thường đột biến, chúng có thể tăng sinh không kiểm soát, thậm chí có thể xâm lấn đến các mô gần và di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể qua hệ thống bạch huyết. 

Ung thư dạ dày sống được bao lâu

Ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa

Bệnh ung thư dạ dày có thể chia làm nhiều giai đoạn. Cụ thể như sau: 

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đã bắt đầu xuất hiện những bất thường ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, lúc này cấu trúc của dạ dày chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, chưa bị đảo lộn và chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 

  • Giai đoạn 1: Lúc này, không chỉ có các tế bào ung thư ở niêm mạc mà đã bắt đầu có hiện tượng rối loạn cấu trúc. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. 

  • Giai đoạn 2: Những tế bào ung thư đã ảnh hưởng đến lớp dưới cơ niêm mạc và có thể phát triển thành những khối u lớn. Có thể di căn đến hạch bạch huyết và chưa di căn đến các cơ quan xa. 

  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các khối u phát triển với kích thước ngày càng lớn hơn. Thấy rõ tình trạng sưng ở một số vị trí hạch.

  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Tình trạng ung thư không chỉ ở dạ dày mà các tế bào, các khối u ung thư đã lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như ruột, gan, phổi,... Người bệnh gặp nguy hiểm đến sức khỏe. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

2.1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư dạ dày. Nhưng bạn vẫn nên chú ý đến một số yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây: 

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (khuẩn HP): Loại vi khuẩn này được đánh giá là một trong những tác nhân chính gây ra nhiều bệnh lý cấp tính hay mạn tính ở dạ dày. Những người mắc bệnh dạ dày do khuẩn HP nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ mắc ung thư. 

Buồn nôn và nôn là một triệu chứng của ung thư dạ dày

Buồn nôn và nôn là một triệu chứng của ung thư dạ dày

Những người cao tuổi: Tuổi càng cao thì sức khỏe càng giảm sút, đồng thời hệ miễn dịch của cơ thể cũng ngày càng kém đi. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và dễ dàng gây bệnh. 

Chế độ ăn không khoa học: Chế độ ăn uống chính là một yếu tố rất quan trọng, có những ảnh hưởng nhất định và trực tiếp đối với cơ thể của chúng ta. Những người ăn uống không khoa học, chẳng hạn như ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, ăn nhiều đồ chiên xào, ăn các loại đồ ăn lên men, ăn quá cay, quá chua, thói quen ăn đồ ăn quá nóng, ăn quá no,… cũng chính là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên những bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. 

Những trường hợp mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính, polyp dạ dày,… cũng có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. 

Di truyền: Trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày, bạn cũng nên cẩn trọng với căn bệnh này. 

Hút thuốc lá: Đây là một thói quen rất xấu và gây hại cho cơ thể. Hút thuốc lá không chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày mà còn là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. 

2.2. Một số triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Người bệnh có biểu hiện chán ăn, đầy bụng

Người bệnh có biểu hiện chán ăn, đầy bụng

Khi mắc ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể mắc phải một số triệu chứng như sau: 

  • Chán ăn thường xuyên.

  • Buồn nôn và nôn.

  • Nuốt nghẹn, đầy hơi, ăn nhanh no, ăn không tiêu,…

  • Ợ nóng thường xuyên, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

  • Sụt cân không do chế độ ăn kiêng hay tập luyện.

  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

  • Đau bụng, mức độ đau tăng dần khi bệnh tiến triển.

  • Đi ngoài phân đen.

3. Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Theo các chuyên gia, việc tiên lượng bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau: 

- Bệnh nhân trẻ tuổi có sức đề kháng tốt thì khả năng đáp ứng điều trị sẽ cao hơn những trường hợp bệnh nhân cao tuổi với sức đề kháng kém và đáp ứng không tốt với phương pháp điều trị bệnh. 

- Những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị bệnh hiệu quả sẽ cao hơn những người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn với những triệu chứng bệnh đã nghiêm trọng. 

Nên đi khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời

Nên đi khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời

- Vị trí tổn thương: Những khối u ung thư càng lớn thì vị trí tổn thương càng rộng và quy trình điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu các tế bào xâm nhập vào đến thanh mạc hay đi qua thanh mạc thì bệnh càng nghiêm trọng và hiệu quả điều trị càng thấp. 

- Những khối u kém biệt hóa thì tiên lượng bệnh sẽ kém hơn. 

- Những trường hợp tế bào ung thư đã di căn thì tình trạng bệnh lại càng nghiêm trọng và rất khó khăn khi điều trị. 

- Các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày kèm theo bệnh lý nền thì cơ hội điều trị bệnh hiệu quả sẽ thấp hơn những người không có bệnh lý nền. 

Như vậy, rất khó để đưa ra một câu trả lời chính xác cho câu hỏi mắc ung thư dạ dày sống được bao lâu. Lời khuyên cho bạn là nên đi khám bệnh ngay khi có những dấu hiệu bất thường để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đối với các trường hợp nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lại càng cần chú ý hơn đến vấn đề tầm soát ung thư dạ dày. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế uy tín được nhiều người dân thủ đô lựa chọn. Đây là nơi bạn có thể trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng với mức chi phí hợp lý. Bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56, chuyên gia hàng đầu của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

 

Ung thư dạ dày chính là những tế bào ở dạ dày ở tình trạng bất thường đột biến, chúng có thể tăng sinh không kiểm soát, thậm chí có thể xâm lấn đến các mô gần và di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể qua hệ thống bạch huyết. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp