Bà bầu bị đau lưng và cách giảm nhanh triệu chứng | Medlatec

Bà bầu bị đau lưng và cách giảm nhanh triệu chứng

Bà bầu bị đau lưng không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, khiến tinh thần mệt mỏi và cơ thể suy nhược. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Làm sao để khắc phục hiệu quả hiện tượng đau lưng khi mang thai? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bên dưới.


18/04/2021 | Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai có thể sinh thường được không?
11/03/2021 | Bà bầu bị chuột rút: nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
05/03/2021 | Bà bầu bị sốt rét có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

1. Tìm hiểu tình trạng đau lưng ở bà bầu

Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân sẽ giúp các bà bầu có cách phòng tránh và khắc phục những cơn đau lưng khó chịu, mang đến một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. 

Các triệu chứng đau lưng ở bà bầu

Có hơn 50% bà bầu bị đau lưng trong quá trình mang thai. Tình trạng này thường chỉ xảy từ quý II của thai kỳ và kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Đau lưng khi mang thai sẽ có những triệu chứng khác nhau mà bà bầu cần nắm rõ, bao gồm:

  • Đau thắt lưng (vùng ngang lưng).

  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu.

  • Đau lưng về đêm.

Mặc dù đây là tình trạng phổ biến, thường gặp, tuy nhiên, không vì thế mà các bà bầu chủ quan vì rất có thể, một số triệu chứng đau lưng có liên quan đến đĩa đệm, xương khớp,… Do đó, nếu bị đau lưng dai dẳng và nghi ngờ bất thường, bà bầu cần đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm, kiểm tra.

Bà bầu bị đau lưng có nhiều triệu chứng và biểu hiện, nhưng đều gây khó chịu và mệt mỏi

Bà bầu bị đau lưng có nhiều triệu chứng và biểu hiện, nhưng đều gây khó chịu và mệt mỏi 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

Nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn đau lưng ở các bà bầu là do căng cơ. Cụ thể, khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ nên kích thước và trọng lượng tử cung tăng lên đáng kể. Sự gia tăng cả về kích thước lẫn trọng lượng này khiến khiến cơ thể bà bầu “cong” về trước một cách tự nhiên.

Lúc này, để cơ thể được thăng bằng, bà bầu sẽ hình thành thói quen ngả người ra sau, vô tình làm cho cơ lưng phải hoạt động mạnh. Điều này dẫn đến chứng căng cơ, đau nhức cơ ở vùng này.

Song song đó, khi thai nhi lớn thì cơ bụng căng ra và yếu đi nên chức năng hỗ trợ cột sống bị thuyên giảm. Cùng với đó là các dây chằng ở khớp xương bị giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở nên không còn duy trì được sự chắc chắn, dẻo dai. Tất cả điều này sẽ khiến bà bầu bị đau lưng trong suốt thai kỳ. 

2. Cách phòng giảm tình trạng bà bầu bị đau lưng

Để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, tinh thần và sức khỏe, bà bầu có thể áp dụng những cách làm giảm đau lưng thai kỳ sau.

Chú ý đến dáng điệu

Khi thai lớn, các bà bầu khó có thể giữ được dáng điệu bình thường, mà sẽ có xu hướng ngửa người ra sau do áp lực bụng phía trước lớn. Tuy nhiên, để tránh bị đau lưng, bà bầu nên tập đứng thẳng người, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, chạm được vào tường.

Bà bầu bị đau lưng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi và nằm để phòng giảm các cơn đau

Bà bầu bị đau lưng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi và nằm để phòng giảm các cơn đau

Còn khi ngồi, bà bầu nên ngồi trên ghế lõm hình chữ D hoặc đặt một chiếc gối nhỏ ở đằng sau lưng. Đối với nằm, tuyệt đối không nằm giường hay nằm nệm mềm, lõm vì sẽ khiến tình trạng đau lưng thêm trầm trọng. Thay vào đó, hãy chuẩn bị một chiếc nệm cứng và chắc để nằm ngủ, nghỉ ngơi trong suốt thời gian mang thai. 

Không mang giày cao gót

Đây là một trong những lưu ý mà bất cứ bà bầu nào cũng nên ghi nhớ. Bởi việc mang giày cao gót khi mang thai sẽ khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể (lúc này là trọng lượng của mẹ và cả trọng lượng của thai nhi) bị dồn xuống bàn chân, gây áp lực lên các ngón chân. Và tổn thương dây thần kinh hai bên hông là khó tránh khỏi, khiến từ vùng lưng trở xuống bị đau nhức dai dẳng. 

Bên cạnh đó, mang giày cao gót không chỉ khiến bà bầu bị đau lưng mà còn mất an toàn, nhất là những lúc đi cầu thang. Lúc này, cơ thể bà bầu nặng và mất thăng bằng, có xu hướng chúi về phía trước nên rất dễ xảy ra sự cố té ngã, ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng. Vì thế, tuyệt đối không mang giày cao gót trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Không khuân vác nặng

Như đã nói ở trên, khi mang thai, các dây chằng ở khớp xương không còn dẻo dai và chắc chắn. Do đó, bà bầu khuân vác đồ nặng không chỉ gây đau lưng mà còn đặc biệt nguy hiểm. Vì thế, tuyệt đối không khuân vác hoặc ôm đồ nặng, đồng thời, khi muốn lấy vật nào đó dưới chân thì nên chùng đầu gối xuống thay vì khom người, cúi lưng để tránh những tai nạn đáng tiếc. 

Bà bầu tuyệt đối không khuân vác đồ nặng, thay vào đó, có thể nhờ người khác hỗ trợ, giúp đỡ

Bà bầu tuyệt đối không khuân vác đồ nặng, thay vào đó, có thể nhờ người khác hỗ trợ, giúp đỡ

Massage thường xuyên

Massage lưng và chân (đặc biệt là bàn chân và các ngón chân) nhẹ nhàng vào mỗi tối trước khi đi ngủ là cách phòng tránh và giảm thiểu tình trạng đau lưng hiệu quả cho các bà bầu. Bên cạnh xoa bóp, có thể kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh để toàn thân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Tập thể dục đều đặn

Rất nhiều phụ nữ mang thai không biết có nên tập thể dục hay không, và tập như thế nào để an toàn. Theo đó, bà bầu hoàn toàn có thể lựa chọn những bộ môn như đi bộ, bơi lội, yoga,… để luyện tập nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, việc luyện tập đúng cách còn giúp gia tăng sự cứng chắc cho các cơ, đặc biệt là cơ bắp lưng và cơ bắp xương chậu, nhờ đó, có thể phòng tránh và giảm thiểu tình trạng đau lưng ở bà bầu.

Chườm nước nóng

Trong trường hợp bà bầu bị đau lưng dữ dội và dai dẳng, có thể dùng túi nước nóng chườm trên lưng, kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu tình hình không được cải thiện, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán đây là đau lưng thai kỳ hay do các bệnh nào khác. 

Massage và chườm nóng là những cách phòng tránh và cải thiện tình trạng bà bầu bị đau lưng hiệu quả

Massage và chườm nóng là những cách phòng tránh và cải thiện tình trạng bà bầu bị đau lưng hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề bà bầu bị đau lưng, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc bản thân (hoặc người thân) khi mang thai. 

Và luôn phải ghi nhớ một điều, bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến sức khỏe trong quá trình mang thai đều không được chủ quan, mà phải chủ động đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn điều trị tích cực, mang đến sự an toàn cao nhất cho mẹ bầu và em bé. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp