Ung thư phổi được nhận định là ung thư phổ biến hiện nay đối với cả nam và nữ. Cơ hội sống của người bệnh tăng cao nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, tầm soát ung thư phổi là cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh.
1. Những điều cần biết về ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý với khối u ác tính có thể di căn đến các cơ quan khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ung thư phổi được chia làm hai loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tới 80% trong số các ca nhiễm bệnh.
Đây được xem là căn bệnh ung thư hàng đầu ở nam giới và thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, nhưng chủ yếu có thể kể đến:
Hút thuốc: Hiện nay, các nghiên cứu đã phát hiện trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư như benzo-pyren, NNK, Buta-1,3-dien,... Dù hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
Tiếp xúc với amiang, khí radon (trong đất, hầm mỏ), không khí ô nhiễm với các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và khí sunfat (từ khí thải xe cộ).
Gia đình có người mắc ung thư phổi là một trong những điều rất đáng lưu ý.
Hút thuốc nhiều là một trong những nguyên nhân lớn gây ung thư phổi
Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân này bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Theo các chuyên gia, tầm soát ung thư phổi là cách đơn giản để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, sẽ có can thiệp y tế phù hợp để điều trị bệnh.
Khi bệnh có triệu chứng: Sốt nhẹ, ho khan, ho ra máu, khó thở, có hạch cổ. Người sụt cân, mệt mỏi, ngón tay dùi trống. Kèm theo dấu hiệu đau các cơ quan kề bên như: đau ngực, đau xương, khó nuốt, đau đầu, nôn, … là đã ở giai đoạn nặng.
2. Có nên làm tầm soát ung thư phổi thường xuyên không?
Theo các đánh giá y khoa, bệnh ung thư phổi phân thành hai cấp nguy cơ mắc bệnh. Căn cứ vào kết quả này, bạn có thể biết được mình thuộc nhóm đối tượng nào.
Nhóm có nguy cơ trung bình là những người trên 50 tuổi, không hút thuốc hoặc ít hút thuốc hoặc từng hút thuốc nhiều hơn 30 gói thuốc mỗi năm nhưng đã cai trên 15 năm.
Nhóm có nguy cơ cao là những người trên 50 tuổi, hút từ 1 - 2 gói thuốc mỗi ngày trong 15 năm.
Hầu hết bệnh ung thư phổi không biểu hiện ở giai đoạn đầu, do vậy, muốn phát hiện sớm chỉ có thực hiện tầm soát. Hiện nay, nhiều nước đã có những hướng dẫn cụ thể cho tầm soát ung thư phổi.
Ung thư phổi không có biểu hiện cụ thể
Bộ Y tế Nhật Bản đưa ra hướng dẫn, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (chụp CT) liều thấp mỗi năm. Người có nguy cơ trung bình nên chụp CT ngực liều thấp từ 3 - 5 năm/lượt trong hai lượt liên tiếp. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các bước tiếp theo như sinh thiết xuyên thành ngực, mổ ngực, …
Bộ Y tế Mỹ hướng dẫn, những người từ 55 - 74 tuổi nên chụp CT ngực liều thấp hàng năm. Nếu có bất thường, sẽ chụp CT ngực liều cao, soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực, mổ ngực, …
Trong đó, chụp CT ngực liều thấp là chụp cắt lớp ngực, lượng phóng xạ bệnh nhân phải chịu thấp hơn lượng phóng xạ mà chúng ta nhận mỗi năm từ các hoạt chất phóng xạ tự nhiên và bức xạ vũ trụ từ ngoài không gian.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện tầm soát ung thư phổi, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy trình, phương thức và mức giá để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi hơn. Tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm với khả năng điều trị khỏi bệnh cao, 92% sống thêm năm năm.
3. Tầm soát ung thư phổi gồm những bước nào
Thực hiện tầm soát bao gồm các bước chính:
- Khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp.
- Chẩn đoán hình ảnh với Xquang phổi nhằm phát hiện bất thường trong lồng ngực. Tuy nhiên, nếu các khối u quá nhỏ thì phương pháp này không phát hiện được. Vậy nên, theo khuyến cáo mới hiện nay nên chụp CT phổi liều thấp để tầm soát ung thư phổi.
- Xét nghiệm công thức máu hai lần với tên gọi Cyfra 21.1 nhằm phát hiện dấu ấn ung thư phổi không tế bào nhỏ và Pro grp nhằm tìm dấu ấn ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Cùng một số phương pháp khác như: Nội soi lồng ngực, sinh thiết xuyên lồng ngực, soi phế quản, …
Các chuyên gia y tế cho biết các bước trên không gây đau đớn như nhiều người đồn đoán. Quan trọng vẫn là tâm lý người bệnh cần tỉnh táo và bình tĩnh. Chẩn đoán chính xác về bệnh chỉ có thông qua khám chi tiết chứ không thể phỏng đoán.
4. Nên làm tầm soát ung thư phổi ở đâu?
Hiện nay, ở các nước phát triển, việc tầm soát ung thư là điều bình thường và có chu kỳ. Tuy nhiên, ở nước ta việc này chưa phổ biến do tâm lý ngại đi khám sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh đó, việc tầm soát ung thư phổi đòi hỏi nhiều bước thực hiện với yêu cầu cao nên cần chọn cơ sở uy tín, chất lượng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tránh trường hợp chọn nơi kém chất lượng, làm thường xuyên nhưng khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Đến nay, với hơn 23 năm kinh nghiệm từ ngày thành lập, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhận được nhiều tín nhiệm từ người bệnh trong việc khám và điều trị bệnh nói chung và ung thư nói riêng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở uy tín tại Hà Nội, với nhiều gói khám, chữa bệnh tùy theo yêu cầu của bệnh nhân cùng dịch vụ tư vấn chu đáo, tận tình.
Thực hiện tầm soát nên chọn cơ sở y tế có uy tín nhằm hạn chế sai lệch kết quả
Đặc biệt, việc tầm soát ung thư phổi - căn bệnh ung thư phổ biến ở nước ta luôn được MEDLATEC quan tâm với hệ thống máy móc được đầu tư hiện đại bậc nhất như chụp X - quang ung thư phổi, nội soi, CT scan, PET - CT scan, MRI, xét nghiệm gen - tế bào, chẩn đoán mô bệnh học, ...
Những ưu điểm khi người bệnh đến với MEDLATEC:
Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm đã và đang công tác tại các bệnh viện đầu ngành, không ít y bác sĩ từng công tác tại bệnh viện nước ngoài.
Khám, chẩn đoán và điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng bệnh nhân.
Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, ghép tế bào gốc, ...
Trước khi đến thăm khám, bạn có thể liên hệ với đường dây nóng của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí hoặc đến trực tiếp bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám trực tiếp.