Vệ sinh vùng kín luôn là mối bận tâm chung của nữ giới vì nó không chỉ ảnh hưởng đến mùi hương mà còn giúp phòng ngừa các rắc rối do bệnh phụ khoa mang lại. Vậy có nên rửa vùng kín bằng nước muối không và nếu có thể rửa thì làm thế nào cho đúng?
27/10/2021 | Vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt làm sao để tránh viêm nhiễm 18/05/2021 | Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm ướt
1. Rửa vùng kín bằng nước muối, nên hay không?
Dùng nước muối vệ sinh vết thương, rửa mũi, súc miệng,... là thói quen của rất nhiều người nên việc dùng nước muối để rửa vùng kín cũng không là điều khó hiểu. Để có được nước muối để dùng với những mục đích này, nhiều người tự pha bằng cách nếm độ mặn nhạt để ước lượng nồng độ muối sao cho không loãng hay đặc quá.
Rửa vùng kín bằng nước muối phòng viêm nhiễm là cách nhiều phụ nữ lựa chọn
Nhờ sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng được nước muối đẳng trương (nước muối sinh lý) phù hợp với sinh lý của cơ thể con người. Đây là sản phẩm an toàn tới mức có thể được dùng làm dung dịch để rửa vết thương, vết phẫu thuật bên trong cơ thể hoặc truyền vào tĩnh mạch.
Bản thân nước muối có tính kháng khuẩn và sát trùng cao nên giúp ức chế, tiêu diệt một số mầm mống gây ra viêm nhiễm phụ khoa do các tác nhân như: nấm men, trùng roi, vi khuẩn,… Không những thế, dung dịch này còn giúp loại bỏ bụi bẩn, khí hư, mùi hôi hay chất dịch nhầy khó chịu để giúp vùng kín được sạch sẽ và khô thoáng.
Như vậy, việc rửa vùng kín bằng nước muối là có thể thực hiện được nhưng cần đúng loại có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo và không nên lạm dụng. Tuyệt đối không được dùng nước muối tự pha vì nếu pha quá đặc sẽ hút ẩm khiến môi trường âm đạo mất cân bằng nên vùng kín khô rát và vi khuẩn có hại dễ xâm nhập gây ra các bệnh lý phụ khoa.
2. Cách rửa vùng kín bằng nước muối an toàn
2.1. Hướng dẫn cách rửa vùng kín bằng nước muối
Để tránh xảy ra những phản ứng gây hại cho “cô bé”, khi rửa vùng kín bằng nước muối hãy thực hiện theo các bước:
- Chuẩn bị nước muối sinh lý là loại được bán tại hiệu thuốc vì loại sản phẩm này đã được kiểm soát nồng độ Natri Clorua cho phù hợp nhưng cần xem hạn dùng và chọn mua của nhà sản xuất uy tín đã được Bộ Y tế cấp phép.
- Dùng vòi hoa sen rửa sạch vùng kín theo thứ tự từ niệu đạo, âm hộ đến hậu môn sao cho loại bỏ sạch bã nhờn và mồ hôi.
Chỉ nên dùng nước muối sinh lý đã được Bộ y tế cấp phép để rửa vùng kín 2 - 3 lần/tuần
- Dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa ngoài cửa âm đạo nhẹ nhàng trong 1 - 2 2 phút để khoáng chất thấm sâu vào da khoảng sau đó dùng nước sạch để rửa lại.
- Lấy khăn bông khô, mềm thấm khô nước ở vùng kín rồi mặc quần áo bình thường.
Cách rửa vùng kín bằng nước muối trên đây chỉ nên thực hiện tối đa mỗi tuần 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo, không nên lạm dụng quá dễ khiến vùng kín trở nên khô rát, sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm .
2.2. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối cần lưu ý
Thực tế hiện nay phương pháp rửa vệ sinh bằng nước muối sinh lý được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Nếu áp dụng đúng phương pháp và tần suất sử dụng thì hiệu quả phòng ngừa bệnh lý phụ khoa tương đối tốt, ngược lại sẽ dễ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm và khô rát vùng kín. Ngoài việc hiểu rõ cách rửa vùng kín bằng nước muối đúng cách, trong quá trình áp dụng phương pháp này chị em cũng cần lưu ý:
- Không được dùng nước muối sinh lý để thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Điều này dễ khiến cho môi trường pH âm đạo bị thay đổi, tác nhân gây hại có điều kiện di chuyển từ các khu vực khác trên cơ thể đến tấn vùng kín.
Khám phụ khoa định kỳ giúp nữ giới kịp thời phát hiện để điều trị hiệu quả bệnh lý phụ khoa
- Không có động tác chà xát mạnh vào khu vực nhạy cảm khiến cho da vùng kín bị trầy xước. Tốt nhất nên cắt móng tay trước khi rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý để tránh nguy cơ làm tổn thương da.
- Nếu có dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: ngứa ngáy, ra nhiều khí hư,... cần dừng ngay việc rửa vệ sinh vùng kín bằng nước muối và đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra.
- Từ bỏ thói quen mặc quần lót bó sát hay dùng tay cào gãi vùng kín để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe âm đạo.
Ngoài nước muối thì chị em phụ nữ có thể vệ sinh vùng kín bằng các loại dung dịch vệ sinh để giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhờn tiết ra hàng ngày, vi khuẩn,... Nhưng chọn loại dung dịch vệ sinh nào phù hợp với pH âm đạo thì cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Có một số loại dược liệu tự nhiên cũng có thể dùng để vệ sinh vùng kín như: lá chè xanh, lá trầu không, gel lô hội,... Tuy nhiên, cách vệ sinh này thường tốn nhiều thời gian và công sức, chưa kể đến việc nếu nguyên liệu sử dụng không đảm bảo an toàn có thể gây nên những tác dụng phụ không tốt.
Tuy rửa vùng kín bằng nước muối được đánh giá tốt về phòng ngừa bệnh lý phụ khoa nhưng nếu không thực hiện đúng cách nó rất dễ trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho “cô bé”. Vì thế, bên cạnh việc làm này, chị em cũng nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hoặc có biện pháp điều trị bệnh kịp thời để ngăn chặn những bất thường ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc biết được cách rửa vùng kín bằng nước muối sao cho an toàn với sức khỏe của “cô bé”. Nếu còn băn khoăn nào về sức khỏe phụ khoa, bạn đọc có thể gọi đến hotline tư vấn 24/7: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Tổng đài viên luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin xác đáng về vấn đề mà bạn đang quan tâm.