Xét nghiệm máu có thể phân tích nhiều chỉ số và từ đó đánh giá được nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có huyết sắc tố. Đây là chỉ số thể hiện nồng độ hemoglobin - protein có vai trò vận chuyển oxy cho hồng cao. Huyết sắc tố cao gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cần thiết phải kiểm tra và khắc phục.
03/02/2020 | Điện di huyết sắc tố có ý nghĩa gì trong sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh 23/12/2019 | Xét nghiệm điện di huyết sắc tố giúp xác định hemoglobin bất thường 19/07/2019 | Sức bền hồng cầu - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh lý huyết sắc tố và thiếu máu tan máu
1. Huyết sắc tố cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Huyết sắc tố, hay chỉ số hemoglobin thể hiện nồng độ protein này trong máu, chúng chứa sắt và có nhiệm vụ mang theo oxy vận chuyển cùng các tế bào máu đi khắp cơ thể. Vì thế, hàm lượng huyết sắc tố sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào. Trong y học, huyết sắc tố được định lượng bằng đơn vị g/dL, có thể thực hiện khi xét nghiệm máu.
Huyết sắc tố cao có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe
Ở hai giới, nồng độ sắc tố bình thường là khác nhau do yêu cầu hoạt động, thể chất khác nhau. Cụ thể:
Khi huyết sắc tố cao trên mức bình thường này, cụ thể nam giới cao hơn 17.2 và nữ giới cao hơn 16 thì khả năng cao mắc phải tình trạng huyết sắc tố cao. Ở trẻ em, chỉ số này khó đánh giá hơn, cần dựa trên độ tuổi và sự phát triển thể chất.
Là protein có vai trò vận chuyển oxy nên huyết sắc tố cao hay bất thường đều gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Ảnh hưởng đầu tiên là cản trở lưu thông máu khi tế bào hemoglobin nhiều bất thường, làm tăng nguy cơ đau tim, hình thành cục máu đông hay đột quỵ. Triệu chứng đầu tiên khi huyết sắc tố cao là cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, suy giảm thị lực, mặt và người đỏ,…
Huyết sắc tố cao có thể dẫn đến suy giảm thị lực
Dù khá hiếm gặp song bệnh nhân huyết sắc tố cao nếu không kiểm soát tốt, kết hợp với vấn đề sức khỏe khác có thể gây tử vong.
2. Nguyên nhân dẫn đến huyết sắc tố cao
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết sắc tố cao, cần xác định nguyên nhân và khắc phục mới có thể cải thiện tình trạng bệnh triệt để. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
2.1. Máu bị cô đặc (mất nước, giảm khối lượng tuần hoàn, bỏng)
Nồng độ hemoglobin trong máu cao có thể là dấu hiệu của mất nước và hiện nay, chỉ số này cũng được sử dụng trong y học để xác định và đánh giá tình trạng mất nước. Khi cơ thể mất nước, cơ thể tự động giảm tối đa lượng chất lỏng sử dụng, trong đó có máu để bù lượng nước thiếu hụt. Khi giảm lượng chất lỏng, huyết sắc tố trong máu sẽ tăng cao.
Khi được cung cấp đủ nước, sau một thời gian ngắn huyết sắc tố cao sẽ trở về bình thường, cân bằng trong máu được tái lập.
Huyết sắc tố cao có thể do cơ thể mất nước
2.2. Tăng hồng cầu tiên phát: bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez)
Đây là bệnh do đột biến gen gây ra, cụ thể là gen JAK2 có vai trò sản xuất hồng cầu. Nguyên nhân chính xác dẫn đến đột biến gen này vẫn chưa được làm rõ, song ảnh hưởng của nó là làm tăng số lượng hồng cầu cũng như protein hemoglobin trong máu.
Cần xác định đây là đột biến gen, không phải chỉ đến từ di truyền nên nó có thể xảy ra ở người không mang gen bệnh khi sinh.
2.3. Tăng hồng cầu thứ phát
Nguyên nhân nhân dẫn đến tình trạng tăng hồng cầu thứ phát điển hình, thường gặp là:
-
Sống một thời gian trên núi cao.
-
Bệnh phổi mạn: Phổi là cơ quan quan trọng của hệ hô hấp, có vai trò lọc và tiếp nhận oxy, sau đó chuyển oxy vào máu thông qua hemoglobin để vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể. Người gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi sẽ khiến bạn hít thở khó khăn hơn, theo cơ chế tự nhiên cơ thể sẽ tạo nhiều hồng cầu hơn để bù đắp thiếu hụt. Những ảnh hưởng này đều thúc đẩy cơ thể tăng sản sinh tế bào hồng cầu cũng như nồng độ hemoglobin.
-
Hội chứng Pickwick (người béo bệu).
-
Bệnh tim bẩm sinh với shunt phải-trái. Các chuyên gia tim mạch cho biết, bệnh lý về tim mạch cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng huyết sắc tố. Cơ chế tác động là huyết áp tăng, áp lực máu lên thành động mạch cao, tim phải co bóp mạnh hơn để đảm bảo bơm máu đi nuôi cơ thể, gián tiếp dẫn đến huyết sắc tố cao.
-
Hemoglobin bất thường.
-
Khối u lành tính hay ác tính tiết erythropoietin (Ví dụ: ung thư biểu mô [carcinoma] thận, thận đa nang, u nguyên bào mạch [hemangloblastome] của tiểu não, ung thư biểu mô [carcinoma] gan).
2.4. Hút thuốc
Hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết sắc tố cao ở cả nam và nữ, hơn nữa còn gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá sẽ được hấp thu vào máu, dễ gắn với hemoglobin làm hạn chế số protein này để vận chuyển máu. Vì thế cơ thể cũng tăng sản xuất huyết sắc tố để đáp ứng nhu cầu.
Hút thuốc lá nhiều là nguyên nhân dẫn đến huyết sắc tố cao
3. Làm gì khi huyết sắc tố cao?
Khi huyết sắc tố cao ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có nguy cơ ảnh hưởng, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, thói quen sinh hoạt cũng như thăm khám cận lâm sàng khác để xác nhận nguyên nhân. Khắc phục từ nguyên nhân như: bỏ thói quen uống rượu bia, hút thuốc, điều trị bệnh phổi, bệnh tim mạch,… sẽ dần giúp huyết sắc tố trở lại bình thường.
Không nên chủ quan với tình trạng huyết sắc tố cao
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên tới bệnh viện kiểm tra, tái xét nghiệm máu đo huyết sắc tố để theo dõi. Nếu có biến đổi bất thường, sẽ cần can thiệp y tế để tránh nguy cơ biến chứng.
Không nên chủ quan với huyết sắc tố cao, nhất là đối tượng mắc bệnh lý tim mạch hoặc từng gặp biến chứng tim mạch, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp hoàn toàn miễn phí.