Tinh hoàn lạc chỗ là dạng dị tật bẩm sinh khá thường gặp ở trẻ sơ sinh nam, nhưng cơ thể thường tự sửa chữa vị trí tinh hoàn sau khi sinh vài tháng. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tinh hoàn lạc chỗ không tự sửa chữa, khi đó cần phẫu thuật can thiệp để đưa tinh hoàn về đúng vị trí của nó. Tinh hoàn lạc chỗ khiến nhiều cha mẹ lo lắng về sức khỏe và khả năng sinh sản của con sau này.
19/03/2021 | Những điều chưa biết về tình trạng ngứa tinh hoàn ở nam giới 19/03/2021 | Những điều cần biết về tình trạng đau một bên tinh hoàn 12/03/2021 | Giúp nam giới giải đáp thắc mắc: Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?
1. Tinh hoàn lạc chỗ là gì?
Theo sự phát triển của bào thai nam trong bụng mẹ, khi hệ sinh dục được hình thành, ban đầu hai tinh hoàn sẽ nằm ở bụng. Đến khi gần đủ tháng và chuẩn bị sinh, hai tinh hoàn mới dần dần di chuyển xuống bìu nhờ ống nối riêng biệt. Vì thế trẻ sinh ra thường hai tinh hoàn đã xuống đến nằm ổn định trong bìu.
Bình thường khi trẻ sinh ra tinh hoàn đã di chuyển và nằm trong bìu
Tinh hoàn lạc chỗ xảy ra khi trẻ sinh ra có một hoặc cả hai tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường. Thông thường chỉ có 1 tinh hoàn lạc chỗ, chỉ khoảng 10% bệnh nhân bị cả hai tinh hoàn lạc chỗ.
Khi tinh hoàn không xuống bìu, có thể sờ thấy không có tinh hoàn hoặc không. Khoảng 80% trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh có thể phát hiện được khi sờ tay.
Tinh hoàn lạc chỗ không ở bìu có thể nằm ở 1 số vị trí khác như:
-
Bẹn: Lúc này tinh hoàn đã di chuyển vào ống bẹn để xuống bìu nhưng không đủ xa để sờ cảm nhận thấy.
-
Bụng: Tinh hoàn có thể chưa di chuyển hoặc mới bắt đầu di chuyển để vào bìu.
-
Không có hoặc teo tinh hoàn: Dù tinh hoàn đã di chuyển xuống bìu nhưng do kích thước rất nhỏ nên không cảm nhận thấy, trường hợp này trẻ có thể không có khả năng sinh sản. Ngoài ra còn có trường hợp không có tinh hoàn, tinh hoàn chưa và không bao giờ được hình thành.
Trường hợp không sờ thấy tinh hoàn có thể do teo hoặc không có
2. Tinh hoàn lạc chỗ có thể sinh con không?
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tinh hoàn lạc chỗ sẽ tiếp tục theo dõi, khoảng 50% trường hợp tinh hoàn sẽ tự di chuyển xuống đúng vị trí trong vòng 3 tháng. Đây chỉ là tình trạng tinh hoàn di chuyển muộn không gây vấn đề sức khỏe gì, song cha mẹ có thể tiếp tục theo dõi xem trẻ có triệu chứng bất thường nào khác không.
Nếu trong vòng 6 tháng, tinh hoàn của trẻ vẫn không tự di chuyển xuống thì lúc này cần thăm khám và điều trị. Nhiệt độ ở bìu được cơ thể điều chỉnh phù hợp với việc sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng, vì thế tinh hoàn cần di chuyển tới bìu và ổn định ở đây cho đến suốt đời.
Nếu tinh hoàn tiếp tục nằm ở bụng - nơi có nhiệt độ cao hơn, đa phần tinh trùng sẽ chết đi. Như vậy chất lượng tinh trùng giảm sút, đến độ tuổi sinh sản tinh trùng này cũng không thể giúp nam giới sinh con.
Hơn nữa, tinh hoàn nằm ở bụng trong thời gian dài dễ dẫn đến ung thư hóa bởi đây không phải là môi trường thích hợp cho hoạt động của cơ quan này. Vì thế, trẻ sơ sinh nam bị tinh hoàn lạc chỗ cần được đưa xuống bìu càng sớm càng tốt. Để thời gian càng lâu, tinh hoàn càng suy giảm chức năng và có thể không sản sinh được tinh trùng nữa.
Phát hiện và điều trị sớm trẻ nam vẫn bảo tồn được chức năng sinh sản
Như vậy, trẻ nam bị tinh hoàn lạc chỗ vẫn có thể giữ được chức năng sinh sản nếu phát hiện và điều trị sớm, đa phần nếu trường hợp này kéo dài đến tuổi thanh niên và trưởng thành, tinh hoàn đã không còn chức năng. Đây cũng là lý do mà trẻ sơ sinh nam sinh ra thường được kiểm tra tình trạng có mặt của tinh hoàn ở bìu.
3. Điều trị tinh hoàn lạc chỗ như thế nào?
Theo dõi trong 0 - 3 tháng đầu tiên sẽ được thực hiện ở trẻ sơ sinh nam khi phát hiện tinh hoàn lạc chỗ. Nếu không thấy tinh hoàn di chuyển sau 3 tháng, bắt buộc phải kiểm tra và điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị, chủ yếu là nội khoa và phẫu thuật. Mục tiêu của điều trị là đưa tinh hoàn về vị trí thích hợp trong bìu. Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm như vô sinh hoặc ung thư tinh hoàn.
Cụ thể, các phương pháp điều trị này như sau:
3.1. Điều trị nội khoa
Bé trai sẽ được tiêm một liều hCG, đây là một loại nội tiết tố của nhau thai, giúp kích thích tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống đúng vị trí của nó ở bìu. Tuy nhiên, phải cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định liều lượng, thời gian tiêm nội tiết tố phù hợp.
Tiêm nội tiết tố nhau thai được dùng để điều trị tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ
Chỉ trẻ sơ sinh phát hiện sớm mới có thể điều trị bằng nội khoa, khi trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, tiêm thuốc nội tiết tố không còn tác dụng nữa.
3.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng điều trị với nội khoa, thường là phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ thao tác để tinh hoàn vào trong bìu và khâu vào đúng vị trí.
Phẫu thuật này thường được bác sĩ khuyên nên thực hiện khi trẻ 3 - 6 tháng tuổi và trước khi 15 tháng tuổi. Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Có một số trường hợp, bác sĩ sẽ loại bỏ mô tinh hoàn nếu nó bất thường, kém phát triển hoặc chết.
Nếu tinh hoàn lạc chỗ kèm thoát vị bẹn thì thoát vị sẽ được sửa chữa trong thời gian phẫu thuật.
Tinh hoàn lạc chỗ ở người trưởng thành khó điều trị hơn
Như vậy, tinh hoàn lạc chỗ có thể gây vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đa phần nếu phát hiện tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ sơ sinh, điều trị vẫn bảo tồn được khả năng sinh sản của trẻ. Cần tiếp tục theo dõi để phòng ngừa ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe trẻ.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. Các bác sĩ chuyên ngành của MEDLATEC sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị tốt nhất, đảm bảo sự phát triển bình thường cũng người bệnh cũng như hạn chế biến chứng.