Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Hiện nay, phương pháp test Covid-19 được nhiều người áp dụng chính là test nhanh. Tuy rằng phương pháp này vô cùng quen thuộc nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách. Một số sai lầm khi thực hiện test nhanh có thể gây sai lệch kết quả, tăng nguy cơ lây bệnh và dẫn tới một số hậu quả nghiêm trọng khác.
18/04/2022 | Hỏi đáp: khám sức khỏe công ty có test Covid không? 03/03/2022 | Hỏi đáp: Giấy test Covid có hiệu lực bao lâu? 02/03/2022 | Giải đáp: Test Covid nhanh bao lâu có kết quả, quy trình như thế nào?
1. Một số sai lầm khi sử dụng test Covid-19
1.1. Test quá nhiều gây lãng phí
Vì quá lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình nên nhiều người đã mua rất nhiều bộ test nhanh để thực hiện test Covid-19 mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là việc không cần thiết, thậm chí còn gây lãng phí.
Không nên test quá nhiều để tránh gây lãng phí
Khi mới bị nhiễm, tải lượng virus chưa đủ để các xét nghiệm có thể phát hiện được và vì vậy có thể cho kết quả âm tính giả.
+ Những người có nguy cơ lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng vắc xin Covid thì sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính trong khoảng 24 đến 48 giờ.
+ Đối với người đã tiêm vắc xin, khoảng thời gian xét nghiệm dương tính từ 5 đến 7 ngày tính từ thời điểm tiếp xúc với F0.
+ Đối với những người có triệu chứng, nếu test nhanh âm tính thì cần test lại lần 2 sau 24 đến 48 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm RT-PCR.
Trong thời gian đó nên thực hiện biện pháp 5K để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh cho người xung quanh
Đối với những trường hợp khác, chỉ cần test khi có một số biểu hiện nghi ngờ bệnh như ho, sốt, chảy nước mũi, cơ thể đau nhức,...
1.2. Vạch đậm là dấu hiệu bệnh nặng
Trên thực tế, rất nhiều người cho rằng vạch mờ hay vạch đậm chính là biểu hiện của mức độ bệnh, chẳng hạn như nếu vạch chữ T đậm là do có nhiều virus - chứng tỏ rằng mức độ bệnh rất nặng, ngược lại nếu vạch chữ T nhạt là do có ít virus thì có thể yên tâm hơn vì mức độ bệnh nhẹ.
Kết quả âm tính không có nghĩa là khỏi bệnh
Tuy nhiên, những quan điểm này không đúng. Vạch chữ T mờ hay nhạt không khẳng định được mức độ bệnh hay nhẹ, nhiều virus hay ít virus. Để biết chính xác hơn về tải lượng virus trong cơ thể thì cần áp dụng phương pháp test PCR.
1.3. Kết quả âm tính là khỏi bệnh
Khi kết quả test nhanh Covid-19 đã âm tính, nhiều người cho rằng mình đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, quan điểm này cũng không chính xác. Theo các chuyên gia, kết quả âm tính chỉ cho biết nguy cơ lây nhiễm bệnh còn thấp, ít lây hoặc virus không còn ở đường hô hấp trên. Người bệnh vẫn cần được theo dõi và thực hiện tốt biện pháp 5K từ 10-14 ngày.
2. Một số lưu ý về sử dụng thuốc khi điều trị tại nhà
Theo các chuyên gia, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề sử dụng thuốc trong quá trình điều trị Covid-19. Không phải uống thuốc gì cũng tốt và cứ uống thuốc là có thể yên tâm.
Với thuốc paracetamol dùng để hạ sốt hay oresol bù điện giải: Đây là hai loại thuốc rất quen thuộc nhưng cần dùng đúng liều lượng mới có được hiệu quả. Cần dùng thuốc phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của người bệnh. Khi pha oresol cần pha đúng liều lượng và uống ngay sau khi pha thuốc.
Dùng đúng liều lượng thuốc hạ sốt để mang lại hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý khi dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc Corticoid: Không được tùy ý sử dụng loại thuốc này, vì nếu dùng không đúng sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch khiến bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chỉ sử dụng khi có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.
- Thuốc molnupiravir có nguồn gốc tin cậy:
Thời điểm sử dụng thuốc hợp lý là vào trước ngày thứ 5 tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc có kết quả dương tính với Covid-19. Khi dùng thuốc và kết quả test nhanh âm tính thì người bệnh vẫn không nên chủ quan mà cần thực hiện tốt biện pháp 5K từ 10-14 ngày. Thuốc molnupiravir được sử dụng dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi khuyến cáo không được sử dụng thuốc.
- Một số loại thuốc không những không mang lại tác dụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh, có thể kể đến như thuốc aspirin, ivermectin, hydroxychloroquine, azithromycin,... Do đó, không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tuân thủ theo ý kiến bác sĩ để hạn chế được những nguy cơ rủi ro không đáng có.
- Sử dụng thuốc bổ: Khi mắc Covid-19, nhiều người quan tâm đến việc bổ sung các loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Theo các chuyên gia, việc bổ sung các loại thuốc bổ và vitamin, đặc biệt là vitamin C khi bị Covid-19 là điều hoàn toàn có thể nhưng không có nghĩa là lạm dụng, dùng quá nhiều cùng một lúc. Bạn nên bổ sung theo hướng dẫn của chuyên gia để có được sức khỏe tốt nhất.
Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng
Chuyên gia khuyên người bệnh:
+ Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
+ Uống đủ nước.
+ Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Phòng bệnh cần được đảm bảo thông thoáng.
+ Thường xuyên vệ sinh mũi họng.
+ Giữ ấm.
+ Tập thở và tập thể dục nhẹ nhàng.
+ Theo dõi, lắng nghe cơ thể để xử trí kịp thời nếu bệnh trở nặng.
+ Trong gia đình luôn đảm bảo có máy đo SpO2, nhiệt kế và máy đo huyết áp.
+ Thực hiện cách ly và khử khuẩn thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh sang những thành viên trong gia đình, thực hiện tốt biện pháp 5K.
+ Lưu ý dùng thùng rác riêng, có nắp đậy.
+ Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp và xử trí thời.
Trên đây là một số lưu ý về những sai lầm khi test Covid-19 và việc điều trị bằng thuốc tại nhà khi bị nhiễm Covid. Nếu còn thắc mắc hoặc đặt lịch test sớm, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết hơn.