Cá nục có chứa nhiều dưỡng chất nhưng nhiều mẹ bầu lại lo ngại hàm lượng thủy ngân trong loại cá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng theo dõi những phân tích của chuyên gia để tìm lời giải đáp cho thắc mắc “bà bầu ăn cá nục được không”.
21/10/2022 | Bà bầu ăn sung được không? Bật mí 6 lợi ích ít người biết 21/10/2022 | Góc giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn lê được không? 21/10/2022 | Mẹ bầu ăn vú sữa được không? 7 lợi ích có thể khiến bạn bất ngờ! 21/10/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn kiwi có những lợi ích gì?
1. Giá trị dinh dưỡng của cá nục
Cá nục có nhiều vào tháng 7 tại các tỉnh miền Trung nước ta. Đây là loại cá có nhiều dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn chẳng hạn như cá nục sốt cà chua, cá nục kho, cá nục chiên nước mắm,… Dưới đây là một số lợi ích dinh dưỡng từ cá nục:
Cá nục có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi
- Cá nục có chứa nhiều omega 3 và folate: Đây là những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và hình thành các cơ quan nội tạng của thai nhi.
- Ngoài omega 3, cá nục còn có chứa nhiều kali có tác dụng duy trì nhịp tim ổn định và ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch.
- Omega 6 và omega 3 trong cá nục có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể mẹ bầu và từ đó ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp và nguy cơ tiền sản giật.
- Cá nục cũng có chứa nhiều vitamin D và canxi: Vì thế, nếu bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn có thể góp phần hình thành và phát triển hệ thống xương và răng của thai nhi. Đồng thời có thể hạn chế nguy cơ loãng xương ở thai phụ.
- Một lượng vitamin C và kẽm dồi dào trong cá nục cũng chính là yếu tố rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho thai phụ. Từ đó, góp phần ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật do virus hoặc vi khuẩn.
- Chứa hàm lượng protein cao nhưng lại không chứa nhiều chất béo nên loại cá này còn có thể giúp các mẹ bầu bổ sung đầy đủ protein mà không lo béo phì, thừa cân và giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho rằng, bổ sung cá nục thường xuyên có thể giúp mẹ bầu có tinh thần ổn định hơn, giảm nguy cơ trầm cảm trong khi mang thai và sau khi sinh.
2. Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không?
Có thể nói rằng, những giá trị dinh dưỡng của cá nục rất phù hợp với những phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Với thắc mắc “bà bầu ăn cá nục được không”, câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1 đến 2 bữa trong một tuần và cần chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Mẹ bầu có thể ăn cá nục nếu biết bổ sung đúng cách
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chị em cũng nên lựa chọn mua cá nục tại các đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín, cá nục phải có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình chế biến, cần đảm bảo sơ chế sạch sẽ để loại bỏ lượng muối dư thừa và nấu chín. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cá nục có thể gây tăng huyết áp.
Ngoài cá nục, mẹ bầu có thể bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho cơ thể và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Một số thực phẩm khác mà mẹ bầu nên bổ sung trong quá trình mang thai như các loại đậu, các loại hạt, cá hồi, bông cải xanh, trứng, các loại quả mọng, trái cây sấy, dầu gan cá, sữa chua,…
3. Gợi ý một số món ăn ngon từ cá nục
3.1. Món cá nục kho
- Trước hết, mẹ bầu cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
+ Cá nục: Cần chuẩn bị khoảng 600g cá, tương đương với khoảng 8 con. Nên chọn cá nục chuối kho.
+ Một số loại rau gia vị như hành lá, ớt sừng, gừng, hành tím, tỏi.
+ Một chút đường và một chút dầu ăn, một thìa canh rượu trắng và một thìa muối cùng với một chút nước dừa tươi.
Cá nục kho rất thơm ngon và bổ dưỡng
- Cách làm như sau:
+ Đầu tiên, bạn cần làm sạch cá bằng cách cho cá vào thau và dùng rượu trắng, muối để xoa đều lên cá. Tiếp đó rửa sạch với nước lạnh và để cá ráo. Cách làm này không chỉ làm sạch cá mà còn giúp khử bớt mùi tanh của cá.
+ Chuẩn bị đồ để ướp cá: Trước hết đập dập hành lá cùng với tỏi, ớt, hành và gừng. Sau đó băm nhuyễn và trộn đều lên cá. Ướp cá trong khoảng 30 phút.
+ Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng rồi cho dầu ăn vào. Khi dầu sôi, bạn tiến hành chiên cá. Lưu ý chỉ chiên đến khi cá vàng đều 2 mặt là được.
+ Làm nước kho cá: Thắng đường cho đến khi chuyển sang màu cánh gián. Sau đó bạn cho hành lá và ớt băm còn lại vào phi vàng. Nêm nếm gia vị vừa vặn. Sau đó đổ nước kho vào chảo và bật bếp đun sôi, sau đó để nhỏ lửa cho gia vị ngấm đều vào cá. Cho nước dừa tươi vào, tiếp tục đun cho đến khi nước kho cá sền sệt.
3.2. Cá nục nướng giấy bạc
- Với món ăn này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
+ 1 con cá nục lớn,
+ Khoảng 50g sả băm và vài nhánh sả để nguyên.
+ Một chút ớt xay, ngũ vị hương, dầu hào, đường,…
Cá nục nướng giấy bạc cũng là một lựa chọn hợp lý cho mẹ bầu
- Cách thực hiện như sau:
+ Làm nước sốt: Cho các loại gia vị sả băm, ngũ vị hương, đường, dầu hào và ớt vào một chiếc bát nhỏ và trộn đều.
+ Làm sạch cá, bỏ hết ruột và khía 2 bên thân cá.
+ Đặt cá lên giấy bạc, cho nước sốt vào bụng cá và phết lên bên ngoài cá.
+ Đặt thêm vài nhánh sả xung quanh cá. Sau đó, dùng giấy bạc để cuộn cá lại.
+ Tiếp đó, cho vào lò nướng trong khoảng 20 phút ở mức nhiệt 230 độ C.
Qua những thông tin trên, hi vọng mẹ bầu đã hiểu hơn về lợi ích dinh dưỡng của cá nục và đã có được câu trả lời rõ ràng với thắc mắc “bầu ăn cá nục được không”, đồng thời có thêm những lựa chọn khi chế biến loại thực phẩm này. Lưu ý, chỉ nên ăn 1 đến 2 bữa cá nục trong một tuần để đảm bảo nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất và tránh nguy cơ tăng huyết áp.
Để được tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ hoặc có nhu cầu khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.