Tầm soát ung thư CEA là phương pháp xét nghiệm có giá trị hỗ trợ giúp cho việc chẩn đoán các căn bệnh ung thư chính xác hơn. Chỉ mình chỉ số CEA thì không thể kết luận chắc chắn bạn có mắc ung thư hay không.
22/11/2019 | Các chỉ số tầm soát ung thư phổ biến nhất hiện nay 21/11/2019 | Tiện ích cực hấp dẫn: Tầm soát ung thư tại nhà
1. Xét nghiệm CEA là gì?
CEA là kháng nguyên xuất hiện ở tế bào ruột của thai nhi, đến khi trưởng thành nồng độ CEA nhạt dần trong máu. Theo như nghiên cứu, các bệnh nhân bị ung thư thì chỉ số CEA này tăng lên. Tức là chỉ có kết luận một chiều, không phải cứ chỉ số CEA tăng thì bạn sẽ bị ung thư.
Nồng độ CEA bình thường vào khoảng 0 đến 5 ng/ml. Tỷ lệ này sẽ tăng lên đối với bệnh nhân mắc ung thư.
Các trường hợp bị dạ dày ruột, phổi, gan,... cũng khiến chỉ số CEA tăng lên. Tuy nhiên cũng có thể kết luận 30 - 50% khi tăng chỉ số này sẽ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú,...
Do đó việc xét nghiệm CEA chỉ có tác dụng hỗ trợ theo dõi và điều trị các căn bệnh trên. Có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tầm soát tìm ra các dấu ấn ung thư ở người không có triệu chứng nào bất thường.
Xét nghiệm CEA là xét nghiệm có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán ung thư
2. Ý nghĩa và mục đích của xét nghiệm CEA trong máu
Ý nghĩa
Đối với bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu của bệnh khi đó chỉ số CEA sẽ bình thường, tuy nhiên khi bước vào giai đoạn di căn thì phần lớn chỉ số này sẽ tăng cao. Khi tiến hành chữa trị nếu trị số này giảm có nghĩa tiến trình loại bỏ đã thành công phần nào. Nếu như chỉ số CEA tiếp tục tăng thì việc điều trị không hiệu quả.
Tuy nhiên như đã trình bày ở trên có một số bệnh lý vẫn khiến chỉ số CEA tăng lên mà không phải ung thư.
Dựa vào chỉ số CEA trong máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán phần nào mức độ tái phát của căn bệnh.
Bệnh nhân nên thường xuyên xét nghiệm để phát hiện bệnh hay kịp thời xử lý các trường hợp tái phát một cách nhanh chóng nhất.
Mục đích xét nghiệm CEA
-
Là cơ sở có thể phát hiện bệnh ung thư trước khi có dấu hiệu phát tác.
-
Theo dõi sau khi điều trị ung thư thì các mầm mống bệnh còn có khả năng tái phát hay không.
-
Xét nghiệm CEA chỉ có thể chỉ điểm một số căn bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,...
-
Theo dõi quá trình điều trị có hiệu quả hay không.
Ngoài ra xét nghiệm CEA còn có tác dụng như sau:
-
Xét nghiệm lượng CEA trong huyết thanh theo dõi hiệu quả điều trị của các bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng.
-
Xét nghiệm CEA trước và sau phẫu thuật để đánh giá tình hình hồi phục của bệnh nhân và đánh giá quá trình phẫu thuật có thành công hay không.
Xét nghiệm CEA giúp theo dõi quá trình điều trị hiệu quả hơn
3. Chỉ số CEA bình thường trong máu là bao nhiêu?
Trị số CEA huyết tương
-
Người bình thường không hút thuốc nhỏ hơn 2,5 ng/ml.
-
Người hút thuốc < 5 ng/ml.
-
Người có bệnh lành tính < 10ng/ml.
CEA dịch trong cơ thể đối với người không bị ung thư
-
Ở màng bụng nhỏ hơn 4,6 ng/ml.
-
Ở màng phổi có giá trị cắt 2,4 ng/ml.
-
Ở dịch tuỷ não 1,53 ng/ml (cộng trừ sai số 0,38 ng/ml).
Giá trị CEA bao nhiêu là gây nguy hiểm đối với người bình thường
4. Quy trình xét nghiệm CEA
Quy trình xét nghiệm CEA tại MEDLATEC
-
Y tá sử dụng loại băng đàn hồi để quấn quanh tay bệnh nhân. Mục đích để ngăn chặn dòng chảy của máu.m, hiện rõ tĩnh mạch dễ dàng cho việc tìm và lấy ven.
-
Sử dụng cồn y tế để làm sạch vùng da cần lấy máu để xét nghiệm.
-
Sử dụng kim tiêm vô trùng để lấy máu. Lấy ở vùng đã tẩm cồn ở phía trên.
-
Lấy lượng máu cần thiết để phục vụ cho xét nghiệm.
-
Tiến hành cầm máu cho bệnh nhân bằng gạc và bông y tế.
-
Đem mẫu máu đi xét nghiệm tại phòng chuyên dụng. Thông thường sau một tiếng 30 phút bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm của mình.
-
Sau đó đem đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được nhận chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Quy trình xét nghiệm CEA rất đơn giản
5. Ý nghĩa các giá trị hiển thị sau xét nghiệm
- CEA tăng 50 - 70% ở các trường hợp ung thư tiến triển mạnh, chủ yếu tập trung ở nhóm ung thư biểu mô dạ dày, tụy, phổi, thực quản, tuyến giáp, buồng trứng, thể tủy,...
- CEA kết hợp CA15-3 có tác dụng trong việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị ung thư vú. Nếu tăng 10% thì khả năng cao khối u của bạn chưa di căn đến khu vực khác.
- Độ chính xác hay độ nhạy khi chẩn đoán ung thư trực tràng qua chỉ số CEA là 50%, độ đặc hiệu lên đến 90%.
- Trong quá trình điều trị nếu giá trị CEA giảm tức là điều trị hiệu quả và ngược lại.
6. Đối tượng nào cần xét nghiệm CEA
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thì việc xét nghiệm CEA sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị. Bởi sự biến thiên của giá trị CEA biểu hiện cho độ thành công của việc loại bỏ khối u. CEA sẽ được xét nghiệm thường xuyên trong quá trình chữa trị và cả sau khi khỏi bệnh để đánh giá mức độ tái phát.
Sử dụng chỉ số CEA để đánh giá mức độ tái phát bệnh
Bạn là người bình thường xét nghiệm CEA nếu phát hiện bất thường thì cũng chưa thể khẳng định được bạn bị ung thư. Và nhấn mạnh rằng đây không phải là phương pháp để đánh giá bạn có bị ung thư hay không. Sau khi phát hiện chỉ số CEA bất thường của cơ thể bạn nên tầm soát ung thư để đảm bảo an toàn sức khoẻ bản thân.
Tầm soát ung thư CEA chỉ là bước đầu trong việc chẩn đoán ung thư. Bên cạnh đó, giá trị này vô cùng hữu ích trong giai đoạn chữa trị. Nếu có vấn đề thắc mắc hãy liên hệ ngay với MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp miễn phí.