Kháng nguyên ung thư 19 - 9 tăng cao ở các bệnh nhân có khối u đường tiêu hóa, đặc biệt nồng độ này tăng cao nhất được thấy trong ung thư tụy. Giá trị xét nghiệm CA 19 - 9 tăng cao kết hợp với triệu chứng lâm sàng gợi ý nguy cơ mắc ung thư gan.
11/01/2020 | Xét nghiệm máu CA 19 - 9 giúp tìm chất chỉ điểm ung thư 30/12/2019 | Xét nghiệm CA 19 - 9 giúp chẩn đoán và phát hiện ung thư tụy
1. Chất chỉ điểm ung thư là gì?
Chất chỉ điểm ung thư là một nhóm các chất có đặc tính rất khác nhau (enzyme, hormone, kháng nguyên, protein,…) được các tế bào ung thư hoặc các tế bào bình thường chịu sự tác động kích ứng của các tế bào ung thư tiết ra và đưa vào vòng tuần hoàn, vào các dịch khác nhau của cơ thể. Những chất này có thể được phát hiện bằng các kỹ thuật xét nghiệm Sinh hóa miễn dịch giúp cho chẩn đoán tiên lượng và theo dõi điều trị ung thư.
Chất chỉ điểm ung thư có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, các dịch của cơ thể hay các tổ chức khối u trong cơ thể.
CA 19 - 9 là chất chỉ điểm ung thư tụy
2. Xét nghiệm CA 19 - 9 được hiểu thế nào?
CA 19 - 9 hay carbohydrate antigen 19 - 9 là một kháng nguyên ung thư đường tiêu hóa, được sản xuất và bài tiết chủ yếu tại các tế bào biểu mô của các tuyến tiêu hóa hay hô hấp như: tuyến tụy, mật, dạ dày, đại tràng,… Nó được biết là đóng vai trò quan trọng trong các quá trình nhận dạng tế bào và là dấu ấn ung thư được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán, theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ung thư tụy.
Nồng độ CA 19 - 9 huyết tương có thể tăng trong một số bệnh lý lành tính như: tắc mật, viêm đường mật, viêm ruột, viêm tụy cấp hoặc mạn tính (10%),…
3. Ý nghĩa của xét nghiệm CA 19 - 9?
Giá trị bình thường của xét nghiệm CA 19 - 9 là < 37 U/ml.
Xét nghiệm đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán ung thư tụy: nồng độ CA 19 - 9 tăng cao trong hầu hết các trường hợp ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt giá trị này tăng cao trong ung thư tụy (80%), ung thư đường mật (70%), ung thư dạ dày và đại tràng khoảng 30 - 40%. Độ nhạy của xét nghiệm khoảng 70% và độ đặc hiệu là gần 100%.
+ Giá trị xét nghiệm CA 19 - 9 lớn hơn 37 U/ ml cho pháp xác định khối u đang ở giai đoạn tiến triển. Khi giá trị này lớn hơn 120 U/ml khả năng cao khối u đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Hình 2: Giá trị CA 19 - 9 tăng cao trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa đặc biệt là ung thư tụy
- Khi kết hợp xét nghiệm này với chất chỉ điểm CEA sẽ làm tăng độ nhạy chẩn đoán sớm lên 90% đối với những người có nguy cơ, trước khi có các triệu chứng lâm sàng 4 - 6 tháng.
- Theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi ung thư tụy tái phát:
+ Sau khi phẫu thuật nên tiến hành xét nghiệm CA 19 - 9 kiểm tra 1 lần/ tháng trong 1 năm đầu và xét nghiệm kiểm tra 2 tháng/ lần ở năm thứ 2. Nếu sau phẫu thuật xét nghiệm kiểm tra nồng độ CA 19 - 9 có xu hướng tăng sẽ tỷ lệ thuận với khả năng tái phát bệnh và tỷ lệ nghịch với thời gian sống của bệnh nhân:
CA 19 - 9 < 37 U/ml: bệnh nhân có thời gian sống trung bình khoảng 32 - 36 tháng, còn nếu trên 37 U/ml thì thời gian sống chỉ từ 12 - 15 tháng.
4. Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ CA 19 - 9 máu
Có một số nguyên nhân chính gây nên tăng nồng độ CA 19 - 9 trong máu là:
- Ung thư gan.
- Ung thư đường mật: độ nhạy của xét nghiệm là 53% (với giá trị ngưỡng > 100U/ml). Nên kết hợp cùng với xét nghiệm CEA.
Hình 3: Ung thư gan là một trong những nguyên nhân gây tăng nồng độ CA 19 - 9
- Ung thư dạ dày: độ nhạy của xét nghiệm phụ thuộc vào giai đoạn bệnh thường từ 20 - 60%. Nếu kết hợp với xét nghiệm CEA sẽ giúp tăng độ nhạy chẩn đoán lên gấp đôi.
- Ung thư đại trực tràng: độ nhày từ 20 - 60% và phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
- Viêm tụy cấp, xơ gan, viêm phúc mạc, apxe vòi trứng, viêm phần phụ,… cũng làm tăng nhẹ giá trị xét nghiệm.
5. Xét nghiệm CA 19 - 9 được thực hiện khi nào?
Ung thư tụy thường không có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu do đó người bệnh rất khó phát hiện. Khi khối u phát triển có thể gặp một số biểu hiện sau:
- Hiện tượng vàng da (đối với khối u đầu tụy).
- Đau bụng: vì là một dạng ung thư đường tiêu hóa nên dễ gặp phải triệu chứng này.
- Giảm cân: do rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân không muốn ăn, ăn không hấp thu.
- Phân nhiều mỡ: do các thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều,…
Hình 4: Đau bụng là dấu hiệu thường thấy ở những người mắc ung thư tụy
Một số yếu tố nguy cơ cao làm tăng khả năng mắc ung thư tụy là:
- Tuổi cao: người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bên cạnh đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Người có tiền sử bệnh tiểu đường, béo phì.
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Chế độ ăn có nhiều giàu mỡ, chất béo, đường,…
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tụy.
Khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe. Việc kiểm tra phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm phát hiện ung thư sớm hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở y tế chưa thực hiện được. Bạn nên chọn các cơ sở khám chữa bệnh kỹ thuật cao như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thực hiện xét nghiệm.
Hình 5: Đăng ký khám sức khỏe tại MEDLATEC bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện khám chữa bệnh với nhiều chuyên khoa, cung cấp nhiều dịch vụ y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tại đây, không chỉ thực hiện xét nghiệm phát hiện chẩn đoán ung thư tụy mà còn triển khai thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm khác từ cơ bản đến chuyên sâu. Hệ thống máy móc xét nghiệm tiên tiến hiện đại. Dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng và chi phí khám chữa bệnh hợp lý.
Khám bệnh tại MEDLATEC bạn hoàn toàn yên tâm về kết quả nhận được. Đăng ký khám bệnh và được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ khám khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900565656.