Ung thư cổ tử cung là một trong hai loại ung thư phổ biến đối với phụ nữ sau ung thư vú. Hầu hết ung thư đều có thời gian ủ bệnh lâu, muốn phát hiện sớm nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
1. Vị trí, chức năng của cổ tử cung
Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,… là những bộ phận tham gia vào quá trình sinh sản của nữ giới. Trong đó, cổ tử cung là nơi chuyển tiếp giữa âm đạo và tử cung.
Cấu tạo của cổ tử cung gồm nhiều tế bào phức tạp và vị trí đặc biệt nên có nhiều chức năng.
Chức năng đầu tiên của cổ tử cung là ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào tử cung. Thời điểm rụng trứng, khu vực này mềm, mỏng hơn, tiết dịch tạo điều kiện cho tinh trùng gặp trứng.
Tiếp theo là chức năng thoát máu kinh nguyệt, ngăn chặn sự xâm nhập tạp khuẩn từ bên ngoài, giữ cho thai nhi phát triển ổn định. Khi thai phụ chuyển dạ, nếu sinh thường, cổ tử cung mở rộng để thai nhi ra bên ngoài.
Cắt ngang cấu tạo cơ quan sinh sản nữ
2. Nguyên nhân và đối tượng cần xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 520.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung (UTCTC) mỗi năm trên thế giới và 274.000 người tử vong vì căn bệnh này, trong đó bệnh nhân ở các nước đang phát triển chiếm tới 80%.
Tại Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong vì UTCTC và cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 người mắc, 11 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân hay gặp nhất của ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Mỗi phụ nữ ít nhiều từng nhiễm HPV một vài lần trong đời. Với chủng lành tính, cơ thể không có nhiều biến đổi và chúng sẽ tự tiêu biến sau thời gian ngắn. Với các chủng có nguy cơ cao, tồn tại lâu trong cơ thể người bệnh sẽ gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,…
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm, khi triệu chứng xuất hiện, thông thường là lúc ung thư đã tiến triển và ở vào giai đoạn khó điều trị.
Muốn sớm phát hiện bệnh nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới đây được xem là biểu hiện ban đầu của bệnh:
- Âm đạo bất thường: Tiết dịch có màu xanh, vàng, nâu, ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Đáng chú ý là đau khi quan hệ tình dục.
- Thường xuyên thấy người mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược và da xanh xao cũng như sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Đau lưng, đau hông và đau chân: Các chuyên gia cho biết khi cổ tử cung bị sưng sẽ gây chèn ép đến lưu thông máu, chèn dây thần kinh nên dẫn đến đau vùng chậu.
- Thay đổi thói quen đi tiểu: đi tiểu thường xuyên hơn, cảm giác buốt rắt khi đi tiểu
Đối tượng nên xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Tuy bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng những nhóm sau có nguy cơ cao hơn: Phụ nữ ngoài 35 - 44 tuổi, sau mãn kinh, quan hệ tình dục không an toàn, hút thuốc lá thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Song, số ca bệnh đang ngày càng trẻ hóa.
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, giữa những người đã sinh con và chưa thì phụ nữ hiếm muộn hoặc không sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm còn lại. Người quan hệ tình dục quá sớm (dưới 16 tuổi) cũng có nguy cơ cao.
Lối sống thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân gây bệnh
Đặc biệt những phụ nữ đã mãn kinh, kèm lối sống thiếu lành mạnh như thức khuya thường xuyên, hút thuốc, ít hoặc không khám sức khỏe định kỳ cần hết sức lưu ý.
Việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện những thay đổi của cơ thể trước khi chúng hình thành ung thư hoặc nhóm nguy cơ cao sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
Phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu có khả năng chữa khỏi cao. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sau, bệnh có thể di căn đến các bộ phận khác và đòi hỏi quá trình trị liệu phức tạp hơn.
3. Nên xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu một lần và thực hiện ở đâu?
Thời gian thực hiện và các loại xét nghiệm tùy vào từng độ tuổi và tiền sử bệnh của bạn. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho số lần thực hiện như sau:
- Phụ nữ trong độ tuổi 21 - 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) khoảng 3 năm/lượt. Không khuyến khích xét nghiệm HPV nếu chưa quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục an toàn.
- Phụ nữ từ 30 - 65 nên làm xét nghiệm Pap cùng HPV khoảng 5 năm/lượt. Với cá nhân có tiền sử gia đình ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng hoặc bản thân từng có tiền sử ung thư nên thực hiện 3 năm/lượt.
Khám sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm chuyên sâu để bảo vệ sức khỏe tốt hơn
Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm trên, bạn nên thực hiện một số thủ tục khám chuyên sâu khác theo hướng dẫn của bác sĩ khuyên nhằm nắm bắt được tình hình sức khỏe bản thân. Để đảm bảo tính an toàn và chuẩn xác, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Chuyên khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy cho việc khám, kiểm tra các bệnh lý nam, phụ khoa tại thủ đô, đặc biệt là xét nghiệm tầm soát ung thư chuyên khoa. Khoa hội tụ được đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, tận tâm.
Đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ được tư vấn cẩn thận từng bước xét nghiệm, thời gian thực hiện ra sao, chi phí thế nào phù hợp với từng nhu cầu khách hàng.
Hiện nay, MEDLATEC đang thực hiện các bước tầm soát ung thư cổ tử cung như sau: Xét nghiệm tế bào âm đạo ( xét nghiệm Pap smear, Cellprep, Thinprep Pap), soi tử cổ tử cung, HPV định type,… với những ưu đãi chưa từng có. Để biết thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ theo tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện để được các bác sĩ đầu ngành nhiều kinh nghiệm tư vấn chi tiết.