Xét nghiệm Myoglobin giúp bác sĩ chẩn đoán sớm được các bệnh lý về cơ tim đặc biệt là tình trạng nhồi máu cơ tim. Myoglobin là gì và xét nghiệm này có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
27/08/2019 | Giá trị của protein phản ứng C độ nhạy cao (hsCRP) - một dấu ấn viêm trong đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch 18/06/2019 | LDL-C nhỏ, đậm đặc (sdLDL-C): một yếu tố dự đoán bệnh tim mạch mạnh hơn LDL-C 25/04/2019 | Xét nghiệm ApoB, ApoA-1 trong đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch 07/12/2017 | Nguy cơ đột quỵ, bệnh tim do biến chứng tiểu đường và các xét nghiệm tầm soát đái tháo đường.
1. Myoglobin là chất gì và xét nghiệm myoglobin là gì?
Myoglobin là một protein có trọng lượng phân tử 17.800 daltons, đủ nhỏ để nhanh chóng đi vào hệ tuần hoàn sau khi có tổn thương các tế bào cơ. Myoglobin vận chuyển và liên kết thuận nghịch với oxy trong các tế bào cơ.
Khi xảy ra tình trạng tổn thương tế bào cơ do một quá trình bệnh lý ví dụ như nhồi máu cơ tim hay do chấn thương, Myoglobin sẽ được giải phóng vào dòng tuần hoàn. Nồng độ myoglobin tăng cao khoảng 2 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, được xem là một dấu ấn rất sớm của nhồi máu cơ tim. Phụ thuộc vào các phương pháp tái tưới máu được thực hiện, myoglobin đạt tới nồng độ cao nhất trong tuần hoàn từ 4 - 12 giờ sau khi khởi phát nhồi máu và giảm trở lại mức bình thường sau 24 giờ.
Hình 1: Cấu tạo phân tử Myoglobin
Myoglobin được thận bài xuất qua nước tiểu (myoglobinuria) và được phát hiện trong nước tiểu trong vòng 1 tuần sau khi xảy ra tình trạng tổn thương mô cơ. Myoglobin là một chất độc đối với thận.
Do trọng lượng phân tử của Myoglobin nhỏ nên nó sẽ xuất hiện sớm trong huyết thanh/huyết tương khi có tổn thương cơ tim. Vì vậy, định lượng nồng độ Myoglobin trong máu giúp chẩn đoán sớm (trước 2 - 3 giờ) tình trạng nhồi máu cơ tim.
Nồng độ Myoglobin cũng có xét nghiệm thông qua xét nghiệm nước tiểu trong những trường hợp cơ xương bị tổn thương nặng, nó phản ánh mức độ chấn thương cơ bắp và cũng phản ánh nguy cơ tổn thương của thận.
2. Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
Bệnh phẩm dùng cho xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch được chống đông bằng Heparin sau đó ly tâm tách huyết tương để làm xét nghiệm. Xét nghiệm không bắt buộc người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu.
- Xét nghiệm định lượng Myoglobin có thể được thực hiện bằng nguyên lý:
+ Vi hạt đo độ đục miễn dịch tăng cường: Kháng thể kháng myoglobin gắn kết latex phản ứng với kháng nguyên trong mẫu thử tạo thành phức hợp kháng nguyên/kháng thể, sau đó kết tập lại, có thể đo bằng phương pháp đo độ đục.
Hoặc định lượng bằng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang: Myoglobin được phát hiện thông qua sự kết hợp kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin đánh dấu biotin, và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin đánh dấu phức hợp rutheniuma phản ứng với nhau tạo thành phức hợp bắt cặp tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.
Hình 2: Xét nghiệm Myoglobin giúp chẩn đoán sớm tình trạng nhồi máu cơ tim
3. Kết quả xét nghiệm Myoglobin cho biết điều gì?
Nồng độ Myoglobin bình thường là < 85 ng/mL hay < 85 µg/ L.
Khi nồng độ này > 100 µg/ L là xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim.
Kết quả xét nghiệm giúp loại trừ chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm trong khoảng 3 - 4 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện đau ngực khi kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm cũng hữu ích để chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát khi thực hiện xét nghiệm nhắc lại sau 24 giờ sau cơn đau tim ban đầu.
Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân như:
+ Máu bị vỡ hồng cầu: do sử dụng phương pháp điện hóa phát quang để thực hiện xét nghiệm nên mú bị vỡ hồng cầu sẽ gây sai lệch kết quả trong quá trình đo.
+ Người bệnh gần đây có sử dụng đồng vị phóng xạ ví dụ như đã chụp xạ hình.
+ Tiêm bắp nhiều lần có thể gây tăng nồng độ Myoglobin máu.
+ Một số thuốc mà người bệnh sử dụng cũng gây tăng nồng độ protein này trong máu như: Statin, theophylin.
- Các nguyên nhân chính có thể gây tăng Myoglobin máu là:
-
Tăng thân nhiệt ác tính.
-
Loạn dưỡng cơ.
-
Tình trạng nhồi máu cơ tim.
-
Tình trạng thiếu hụt các enzyme cơ.
-
Tổn thương cơ, viêm đa cơ, viêm cơ tim.
-
Suy thận.
-
Tiêu cơ vân.
-
Co giật, bỏng nặng, sốc,…
-
Đa chấn thương.
-
Nhiễm trùng.
-
Gắng sức quá mạnh.
4. Một số phương pháp nên kết hợp với xét nghiệm Myoglobin
Một xét nghiệm Myoglobin không thể đủ để kết luận chính xác một tình trạng bệnh. Do đó, để tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh nên kết hợp xét nghiệm này với các phương pháp, xét nghiệm khác. Cụ thể như:
- Phương pháp điện tâm đồ: phương pháp có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Hình ảnh điện tâm đồ của bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ cho kết quả như sau:
+ Sóng T đảo ngược, xuất hiện sóng Q mới.
+ Đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống.
Hình 3: Xét nghiệm sẽ có giá trị chẩn đoán cao hơn khi kết hợp với các phương pháp và kỹ thuật khác
- Siêu âm tim: phản ánh rõ hình ảnh vị trí nhồi máu.
- Các xét nghiệm sinh hóa khác:
+ Xét nghiệm Ck - MB: nồng độ CK - MB tăng lên sau 3 - 6 giờ từ khi bắt đầu xuất hiện cơn đau thắt ngực. Giá trị đạt đỉnh ở thời gian 12 - 24 giờ và trở lại bình thường sau 48 - 72 giờ.
Giá trị bình thường của CK - MB huyết tương là < 25 U/L ở 37 độ C.
+ Xét nghiệm Troponin T (TnT): Troponin tham gia vào quá trình điều hòa sự co cơ tim. Xét nghiệm Troponin có độ nhạy tuyệt đối, đạt 100%. Khi TnT > 0.1 ng/ ml có giá trị chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim.
5. Bạn nên làm gì để phòng ngừa bệnh lý về tim mạch?
Một vài lời khuyên dành cho bạn để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch:
- Luyện tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày hoạt động thể dục thể thao 30 phút sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Có chế độ ăn khoa học: bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh trái cây và thực phẩm ít chất béo; giảm lượng đường, muối và tinh bột và thực phẩm nhiều chất béo.
Bạn cũng nên ăn uống vừa đủ và kiểm soát tốt cân nặng.
- Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích. Nói không với thuốc lá.
- Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân: nếu tiền sử bản thân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp,… nên nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ và nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Hình 4: Nâng cao sức khỏe giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh tim mạch đặc biệt là tình trạng nhồi máu cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Để chẩn đoán chính xác bệnh không chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng mà còn phải thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm uy tín được nhiều người lựa chọn. Với hệ thống phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế 15189:2012 cùng những máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng, kết quả xét nghiệm. Gọi điện thoại đến tổng đài 1900565656 hoặc đến cơ sở gần nhất để đăng ký khám chữa bệnh.