Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh có cần thiết không? | Medlatec

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh có cần thiết không?

Ngày 31/10/2019 BS. Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là xét nghiệm đặc biệt quan trọng mà bất cứ thai phụ nào cũng cần thực hiện. Kết quả xét nghiệm máu giúp đánh giá tương đối đầy đủ về sức khỏe thai nhi, dị tật nếu có, tình trạng mẹ bầu.


29/10/2019 | Có nhất thiết phải làm xét nghiệm máu sàng lọc trước khi sinh không
27/10/2019 | Có nên đi xét nghiệm máu để biết có thai hay không?
22/10/2019 | Những điều cần biết về xét nghiệm máu NIPT

1. Tầm quan trọng của xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là phương pháp phân tích những chất, hợp chất đặc trưng có trong máu mẹ. Từ đó giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời sàng lọc thai có tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể,… 

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là bước khám thai không thể thiếu

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là bước khám thai không thể thiếu

Xét nghiệm máu là phương pháp sàng lọc trước sinh an toàn, phát hiện sớm nhất các hội chứng: Down, Edward, dị tật ống thần kinh,… ở thai nhi.

Cụ thể:

Xét nghiệm công thức máu trong thời gian mang thai nhằm: đề phòng trường hợp cần truyền máu trong quá trình sinh nở, đặc biệt là các nhóm máu hiếm. Ngoài ra, xét nghiệm máu kiểm tra hàm lượng sắt, kháng thể với virus Cytomegalo, virus Rubella, bất thường hồng cầu, phát hiện các bệnh xã hội dễ lây nhiễm như giang mai, lậu, HIV, sùi mào gà hay chẩn đoán Viêm gan B.

Xét nghiệm máu ở tuần thai 11 - 13 giúp sàng lọc Hội chứng Down, hội chứng Edward.

Xét nghiệm máu ở tuần thai 15 - 21 giúp tầm soát lại nguy cơ mắc hội chứng Down, hội chứng Edward và dị tật ống thần kinh.

Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sỹ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như nguy cơ bệnh tật để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ví dụ như nếu mẹ mắc các bệnh xã hội thì cần can thiệp, cẩn thận khi sinh tránh lây nhiễm cho trẻ. Nếu trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao, mức độ nguy hiểm thì bác sỹ cũng phải can thiệp, có thể yêu cầu dừng thai kỳ.

Do đó, mẹ bầu cần nhớ các mốc cần kiểm tra thai định kỳ cũng như xét nghiệm máu để sàng lọc trước sinh. Ở lần khám thai đầu tiên, thường mẹ sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra các thông số sức khỏe, kháng thể kháng bệnh và các bệnh lý liên quan. Hai thời điểm quan trọng để xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là từ tuần thai 11 - 13 tuần 6 ngày và từ tuần thai 15 - 21. 

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là phương pháp giúp phát hiện những bào thai có tỉ lệ dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường được thực hiện khi mẹ bầu mang thai trong khoảng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5. Phương pháp này giúp chẩn đoán những hội chứng như Edward, Down hoặc dị tật ống thần kinh,… của thai nhi.

Xét nghiệm máu giúp sàng lọc các dị tật bẩm sinh sớm

Xét nghiệm máu giúp sàng lọc các dị tật bẩm sinh sớm

2. Những ai nên làm xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh

Các chuyên gia, bác sỹ khuyên tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh ở những thời điểm trên. Đặc biệt, những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao thai nhi bị dị tật bẩm sinh, mắc các hội chứng nhiễm sắc thể thì bắt buộc phải làm xét nghiệm này. 

Cụ thể:

- Người có tiền sử gia đình mắc dị tật bẩm sinh.

- Trong thời gian mang thai nhiễm các bệnh virus như cúm, Rubella, thủy đậu,… Đặc biệt là trong 3 tháng thai kì đầu tiên.

- Phụ nữ mang thai lớn tuổi, từ 35 tuổi trở lên.

- Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường, có sử dụng insulin điều trị.

- Phụ nữ mang thai không may sử dụng những loại thuốc trị bệnh được khuyến cáo không sử dụng trong thai kỳ vì có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.

- Người đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao (xạ trị) trước và trong khi mang thai.

- Phụ nữ từng bị sinh non, sảy thai, thai lưu nhiều lần trước đây không rõ nguyên nhân.

- Sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá trong thời gian thai kỳ.

- Siêu âm khám thai phát hiện những hình ảnh dị tật nghi ngờ ở thai nhi.

Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại cần sàng lọc trước khi sinh

Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại cần sàng lọc trước khi sinh

3. Một số xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh

Có một số xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh đặc trưng đang được áp dụng tại Việt Nam gồm:

Xét nghiệm Double Test

Xét nghiệm Double Test được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, kết hợp với siêu âm 4D, xét nghiệm này sẽ đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của em bé. Bác sỹ sẽ cần thực hiện kiểm tra chuyên sâu để đảm bảo chắc chắn. Ngoài ra, xét nghiệm máu Double Test cũng đồng thời chẩn đoán mẹ có mắc các bệnh: Viêm gan B, HIV, giang mai, lậu,… có nguy cơ truyền sang con không.

Loại máu và yếu tố Rh trong máu cũng được xác định. Yếu tố Rh dùng để kiểm tra độ tương thích của nó với thai nhi đang phát triển. Nếu Rh âm tính, có thể cơ thể mẹ sẽ tạo kháng thể ảnh hưởng đến thai nhi ở lần mang thai tiếp.

Xét nghiệm Triple Test

Xét nghiệm Triple Test được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ 2, chủ yếu khi mẹ không thực hiện xét nghiệm Double Test trước đó. Tương tự như xét nghiệm Double Test, xét nghiệm Triple Test cũng giúp sàng lọc khả năng dị tật của thai nhi tuy nhiên tỷ lệ phát hiện thấp hơn.

Xét nghiệm dung nạp Glucose kiểm tra tiểu đường thai kì

Xét nghiệm dung nạp Glucose kiểm tra tiểu đường thai kì

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ, đây là một dạng tiểu đường tạm thời mà mẹ bầu có thể mắc trong thời gian mang thai. Nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể có cân nặng vượt mức bình thường, thường sẽ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và khả năng phải sinh mổ cao.

Với xét nghiệm dung nạp Glucose, mẹ bầu cần thực hiện theo quy trình. Đầu tiên, mẹ sẽ cần uống một cốc nước đường (chuyên dùng), sau đó sẽ được lấy máu và kiểm tra lượng đường trong máu.

4. Một số lưu ý khi xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh Double Test và Triple Test không cần mẹ phải nhịn ăn sáng, có thể lấy vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, với xét nghiệm dung nạp Glucose kiểm tra tiểu đường thì mẹ cần nhịn đói và nên lấy mẫu máu vào buổi sáng. Để rõ hơn về những vấn đề, dinh dưỡng cần thực hiện trước khi xét nghiệm, mẹ hãy hỏi cụ thể bác sỹ hoặc y tá khám cho mình.

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh rất an toàn

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh rất an toàn

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh là xét nghiệm thực hiện trên máu mẹ, vì thế không ảnh hưởng tới thai nhi. Quy trình lấy máu cũng giống như lấy máu xét nghiệm khác, do đó mẹ không nên quá lo lắng khi thực hiện.

Với sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như tương lai của trẻ, xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng. Vì thế mẹ không nên bỏ qua và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sỹ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp