Có 2 kỹ thuật chính để xét nghiệm tìm virus SARS-CoV-2, đó là xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm kháng thể. Phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những vấn đề liên quan, giúp bạn đọc hiểu hơn về kỹ thuật xét nghiệm này.
21/08/2021 | Liệu tiêm vắc xin Covid-19 có an toàn không? 21/08/2021 | Nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 để phòng tránh nguy cơ? 18/08/2021 | Giải đáp: vắc xin COVID-19 tốt nhất hiện nay là loại nào?
1. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì?
Một thời gian sau khi nhiễm bệnh, cụ thể ở đây là nhiễm virus SARS-CoV-2, hoặc sau khi được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra các kháng thể. Kháng thể là các protein đặc biệt (IgM, IgG), có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng.
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là xét nghiệm nhằm tìm kiếm những loại kháng thể này trong máu, qua đó gián tiếp phát hiện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người được kiểm tra.
Xét nghiệm kháng thể đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng, có thể biết được người nào có khả năng tự bảo vệ trước virus. Phương pháp xét nghiệm này thường được áp dụng cho những người đã mắc, đang nghi ngờ mắc và những người đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Xét nghiệm kháng thể nhằm phát hiện virus SARS-CoV-2 gián tiếp thông qua các kháng thể được phát hiện trong máu
2. Có những kỹ thuật xét nghiệm tìm kháng thể COVID-19 nào?
Hiện nay, có 2 kỹ thuật xét nghiệm để tìm kháng thể COVID-19, khác nhau về quy trình thực hiện và thời gian cho kết quả.
Trong Y học, xét nghiệm ELISA được ứng dụng để sàng lọc ung thư, thử nghiệm thuốc, phát hiện dị ứng thực phẩm, phát hiện kháng thể tiểu cầu và phát hiện kháng thể virus/vi khuẩn.
Như vậy, để có thể phát hiện kháng thể virus SARS-CoV-2, các bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm ELISA. Sau 1 - 5 giờ thực hiện, kỹ thuật này sẽ cho kết quả nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu.
Lưu ý: Kết quả xét nghiệm kháng thể không dùng để xác định người được làm xét nghiệm có đang nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Nó chỉ có ý nghĩa phát hiện những người có kháng thể, tức là có khả năng tự bảo vệ trước virus và nhờ vậy mà giảm thiểu được tình trạng lây nhiễm bệnh.
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch
Hay còn gọi là xét nghiệm nhanh, test nhanh. Kỹ thuật này khá đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, lại cho kết quả nhanh, sau 15 - 20 phút thực hiện. Kết quả test nhanh thường dùng để điều tra dịch tễ hoặc phục vụ cho việc sàng lọc, phát hiện các ca nghi ngờ, từ đó có biện pháp cách ly kịp thời.
Lưu ý: Nếu thực hiện test nhanh quá sớm, khi cơ thể chưa sản sinh đủ kháng thể thì kết quả có thể âm tính (giả). Còn test nhanh quá muộn, sau 2 tuần phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 thì kết quả có thể dương tính (giả).
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 bao gồm kỹ thuật ELISA và kỹ thuật sắc ký miễn dịch
Tóm lại, xét nghiệm kháng thể COVID-19 là một trong hai phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán SARS-CoV-2. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm này thường dùng để phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, vì thế, chủ yếu áp dụng cho những đối tượng đã bị mắc COVID-19 hoặc đã tiêm ngừa vắc xin COVID-19.
Trường hợp để sàng lọc hay phát hiện người nhiễm mới, thì nên dùng xét nghiệm kháng nguyên (cụ thể là xét nghiệm RT-PCR). Bởi khi mới bị nhiễm bệnh thì cơ thể người bệnh chưa sản sinh kịp và đủ kháng thể, nếu thực hiện xét nghiệm kháng thể có thể cho kết quả sai (âm tính giả).
3. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 đối với người đã tiêm vắc xin phòng ngừa
Xét nghiệm kháng thể thường được áp dụng cho những người đã từng bị nhiễm COVID-19. Vậy những người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 thì sao?
Tại sao nên xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19?
Thông thường, những người đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 và người tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa COVID-19 thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để ngăn ngừa bệnh. Vì thế, nếu bạn đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin thì nên thực hiện xét nghiệm kháng thể để có thể xác định cơ thể có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 hay không.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 bao lâu thì làm xét nghiệm kháng thể?
Thời điểm làm xét nghiệm kháng thể cũng rất quan trọng. Hay nói cách khác, làm xét nghiệm kháng thể đúng thời điểm thì mới có thể xác định chính xác cơ thể có khả năng miễn dịch hay không. Nhưng như thế nào là đúng thời điểm?
Người tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa COVID-19 nên làm xét nghiệm kháng thể
Theo đó, ít nhất là 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 liều vắc xin thì cơ thể mới có thể sản sinh đủ kháng thể. Nghĩa là lúc này, có thể đã tạo dựng được hàng rào bảo vệ để chống lại virus SARS-CoV-2. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bạn làm xét nghiệm kháng thể.
Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ, nhân viên y tế để được tư vấn thời gian làm xét nghiệm kháng thể phù hợp nhất. Và đừng quên sau khi làm xét nghiệm, hãy lắng nghe chia sẻ của bác sĩ về kết quả. Bởi trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định, đề nghị bạn làm thêm xét nghiệm kháng thể thứ để chắc chắn rằng kết quả xét nghiệm kháng thể thứ nhất là chính xác.
4. Làm gì để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19?
Dịch COVID-19 vẫn chưa có xu hướng thuyên giảm, ngược lại, ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Vì thế, mỗi người chúng ta nên tự giác bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng các biện pháp sau:
-
Tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.
-
Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, ăn đủ chất, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và tích cực vận động để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
-
Dọn dẹp nhà cửa, đảm bảo nhà cửa được thông thoáng, mát mẻ. Nếu cẩn thận, có thể thực hiện khử trùng không gian sống.
-
Vệ sinh, lau chùi những bề mặt hay vật dụng thường xuyên sử dụng như tay nắm cửa, công tắc đèn, bề mặt bàn ghế,…
-
Không dùng chung đồ dùng cá nhân, nhất là trong những trường hợp người thân đang nghi ngờ hoặc nhiễm bệnh, được cách ly tại nhà.
-
Dùng khăn giấy che miệng và mũi khi hắt hơi, ho. Sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác, đồng thời, rửa tay sạch sẽ.
-
Nếu nghi ngờ hoặc đã nhiễm bệnh, nên tự cách ly tại nhà. Có thể gọi đến đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp cách ly. Trường hợp bệnh nặng, có thể được hỗ trợ đưa đến bệnh viện.
-
Chủ động đăng ký tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại các cơ quan, cơ sở y tế địa phương để sớm được tiêm vắc xin.
Chấp hành nghiêm túc nguyên tắc 5K là biện pháp quan trọng hàng đầu để phòng tránh lây nhiễm bệnh
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu xét nghiệm kháng thể COVID-19. Đồng thời, có thêm kiến thức trong việc chủ động phòng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Từ đó, đảm bảo an toàn cho bản thân và giảm thiểu số ca nhiễm trong cộng đồng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.