Đối với phụ nữ mang thai thì việc sảy thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người phụ nữ, ở một số bệnh nhân còn xảy ra trường hợp sảy thai liên tiếp hết sức nguy hiểm. Xét nghiệm cardiolipin là một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng cardiolipin (Anti-Cardiolipin) trong máu được dùng để đánh giá tình trạng sảy thai nhiều lần ở nữ giới.
1. Xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin là gì?
Kháng thể Cardiolipin là dạng phổ biến của kháng thể phospholipid và tồn tại chủ yếu dưới 3 dạng IgA, IgM, IgG, có thể tìm thấy chúng ở phía ngoài các tế bào và tiểu cầu. Những kháng thể này được cho là ảnh hưởng đến khả năng đông cầm máu của cơ thể do các phân tử lipid đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Kháng thể cardiolipin liên quan mật thiết đến các bệnh như giảm tiểu cầu, lupus ban đỏ, sảy thai liên tiếp ở phụ nữ, hiện tượng sinh non,...
Phân tử lipid đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu
Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng cardiolipin bằng cách xét nghiệm máu và thường được thực hiện ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu lần một kết quả xét nghiệm là âm tính thì nên làm lặp lại xét nghiệm sau 6 tuần tiếp theo.
Như đã trình bày ở trên kháng thể kháng Cardiolipin tồn tại 3 dạng trong máu đó là IgA, IgM, IgG, trong đó 2 loại được phổ biến để sử dụng xét nghiệm đó là IgM và IgG.
2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Cardiolipin?
Xét nghiệm kháng thể Cardiolipin thường được chỉ định trong các trường hợp tìm nguyên nhân gây bệnh sau:
Bệnh lupus ban đỏ
Do đó nếu có những biểu hiện triệu chứng như sau thì nên đi khám để được tư vấn xét nghiệm kháng thể cardiolipin kịp thời.
Máu đông xuất hiện tại các vùng tĩnh mạch sâu của chân:
-
Đau chân, đi lại có cảm giác yếu và không vững.
-
Có sự phù nề ở khu vực máu đông.
-
Da chân đổi màu bất thường.
Máu đông xuất hiện cản trở chức năng phổi:
Phụ nữ sảy thai liên tiếp và bệnh nhân rối loạn tự miễn dịch
Phụ nữ sảy thai liên tiếp nhiều lần ở quý I thai kỳ, hoặc được chỉ định để xét nghiệm kháng đông lupus. Ngoài ra loại xét nghiệm này cũng được chỉ định đối với bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch.
Xét nghiệm được chỉ định đối với phụ nữ bị sảy thai nhiều lần
3. Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm kháng thể Cardiolipin
3.1 Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
-
Đối tượng mắc bệnh tình dục như giang mai có thể làm kết quả dương tính giả khi xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin.
-
Kháng thể Cardiolipin có thể tạm thời xuất hiện trong cơ thể đối với những bệnh nhân bị ung thư, AIDS, các chứng bệnh tự miễn dịch.
-
Bị ảnh hưởng bởi thuốc có chứa các chất sau: quinidine, phenytoin, chlorpromazine, penicillin,....
-
Như cách xét nghiệm máu bình thường, bệnh nhân không cần phải nhịn đói hay lưu ý điều gì trước khi lấy máu.
-
Nhân viên ý tế dùng dây garo để cố định khu vực lấy máu.
-
Sát trùng bằng cồn rồi thực hiện lấy máu tĩnh mạch.
-
Lấy lượng máu vừa đủ cần thiết cho việc xét nghiệm.
-
Dùng bông khô và urgo dán vào vị trí vừa lấy máu.
-
Sau khi lấy máu để xét nghiệm Cardiolipin bạn có thể hoạt động bình thường.
3.3 Giá trị Cardiolipin ở người bình thường là bao nhiêu?
Tùy theo phương pháp xét nghiệm và bộ kit thử nghiệm sẽ có các chỉ số tham chiếu bình thường khác nhau.
HIện nay tại bệnh viện MEDLATEC xét nghiệm này đang được thực hiện tự động trên máy miễn dịch hóa phát quang để có kết quả chính xác nhất.
< 20 GPLU/mL: Âm tính
>= 20 - <39.9 GPLU/ mL: Dương tính mức độ nhẹ
>= 40 - < 79.9 GPLU / mL: Dương tính mức độ trung bình
>= 80 GPLU/mL: Dương tính mức độ nặng.
< 20 GPLU/mL: Âm tính
>= 20 - <39.9 GPLU/ mL: Dương tính mức độ nhẹ
>= 40 - < 79.9 GPLU / mL: Dương tính mức độ trung bình
>= 80 GPLU/mL: Dương tính mức độ nặng.
Xét nghiệm Cardiolipin
4. Xét nghiệm Cardiolipin đối với thai phụ bị sảy thai nhiều lần
Trong trường hợp đông máu bất thường tại những vị trí khó kiểm soát sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, đây là nguyên nhân chính gây nên những ảnh hưởng sức khỏe của thai phụ. Khi hiện tượng sảy thai liên tiếp xảy ra thì phụ nữ nên đến các trung tâm y tế để xét nghiệm kháng thể Cardiolipin để kiểm tra tình trạng các thông số IgG, IgA, IgM.
Nếu kết quả là dương tính thì bệnh nhân đã mắc các bệnh liên quan đến kháng thể kháng Cardiolipin. Và khi đã được phát hiện sớm thì bệnh nhân không cần phải quá lo lắng khiến cơ thể suy nhược. Bởi xét nghiệm phát hiện tình trạng sớm kết hợp điều trị bằng Aspirin hoặc Heparin liều thấp, sử dụng thuốc chống đông máu có thể khiến thai phụ có sức khỏe bình thường trở lại.
Để quản lý sức khỏe thai nhi một cách tốt nhất thì MEDLATEC xin đưa ra một số khuyến cáo đối với thai phụ như sau:
-
Thực hiện các xét nghiệm chức năng gan thận, máu, nước tiểu trước khi mang thai. Hiện nay các cặp vợ chồng đều đang thực hiện gói khám tầm soát trước hôn nhân để kiểm soát các nguy cơ nếu mang thai để điều trị kịp thời.
-
Sau khoảng thời gian 20 tuần thai thì nên đi siêu âm thường xuyên để kiểm tra, tần suất khuyến cáo là 4 đến 6 tuần/lần. Đồng thời trong thời gian này thực hiện Doppler động mạch tử cung để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.
Thai phụ nên đi khám thai thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con
Xét nghiệm Cardiolipin có tác dụng quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến hội chứng kháng thể kháng phospholipid. Hội chứng gây nên các tình trạng đông máu không giải thích được và sảy thai nhiều lần ở phụ nữ.
Nếu có vấn đề thắc mắc về vấn đề xét nghiệm Cardiolipin thì hãy liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp thắc mắc ngay hôm nay.