Xét nghiệm beta (tên gọi khác là xét nghiệm hCG) thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ hCG có trong máu hoặc trong nước tiểu. Xét nghiệm hCG đặc biệt quan trọng với những phụ nữ gặp phải một số vấn đề trong thai kỳ.
28/11/2019 | Có những phương pháp siêu âm thai nhi nào? 28/11/2019 | Siêu âm nhiều có hại không, nên siêu âm vào thời điểm nào của thai kỳ? 04/11/2019 | Thai phụ siêu âm 2 tuần 1 lần có nguy hại gì không? 27/10/2019 | Có nên đi xét nghiệm máu để biết có thai hay không?
1. Xét nghiệm Beta là gì?
Theo nghiên cứu, xét nghiệm beta hCG có thể định lượng được chính xác nồng độ hCG trong máu, nhưng có một số trường hợp chỉ kiểm tra xem có xuất hiện sự tồn tại của hormone trong cơ thể hay không. hCG là hormone tạo thành từ chính nhau thai trong suốt thai kỳ.
Người ta sử dụng xét nghiệm beta nhằm kiểm tra người phụ nữ có đang mang thai hay không, ngoài ra đây cũng có thể là một phần của xét nghiệm tầm soát nhằm tìm dị tật bẩm sinh trong thai kỳ.
Xét nghiệm beta có thể được sử dụng để kiểm tra người phụ nữ có mang thai hay không
Chú ý rằng hormone hCG vẫn có thể tồn tại trị số bất thường do một số khối u trong cơ thể, đặc biệt là những khối u có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng (có thể là u tế bào mầm).
Nồng độ hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ cho biết tình trạng:
-
Thai trứng. Tình trạng này xuất hiện sau khi trứng thụ tinh. Thông thường, trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai và có các thành phần như gai nhau, túi ối, nhau. Tuy nhiên, với trường hợp thai trứng, trứng chỉ phát triển thành một nang. Phần gai nhau sẽ bị thoái hóa dần dần, sưng to lên và trở thành túi dịch dính chùm vào nhau giống trứng ếch.
-
Khối tăng sinh trở nên bất thường trong tử cung của người phụ nữ.
-
Ung thư tử cung.
Xét nghiệm này thường không được áp dụng đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ ổn định mà thường được tiến hành sau khi bị sảy thai để đảm bảo rằng người bệnh không bị thai trứng. Ngoài ra, đối với nam giới, xét nghiệm beta cũng được sử dụng để đo nồng độ hCG, nhằm giúp tìm kiếm ung thư tinh hoàn.
Xét nghiệm beta cũng có thể được thực hiện đối với nam giới
2. Vai trò của HCG trong thai kỳ
9 ngày sau khi thụ tinh tại vòi trứng, trứng sẽ di chuyển xuống và làm tổ trong tử cung.
Ngay khi trứng đã được làm tổ, nhau thai hình thành và phát triển sẽ tiết ra HCG vào máu của người phụ nữ, còn một phần HCG sẽ được thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Do đó, HCG có thể được tìm thấy trong máu bạn trước khi phát hiện bị trễ kinh, vào khoảng 6 ngày sau khi làm tổ.
HCG có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, giúp duy trì thai kỳ ổn định cho người mẹ. Theo kiểm tra, nồng độ hCG sẽ tăng cao trong khoảng 14 đến 16 tuần lễ đầu tiên sau kỳ sinh chót, và sẽ đạt đỉnh xung quanh tuần thứ 14 ngay sau kỳ sinh chót trước khi giảm dần dần.
Nếu lượng hCG tăng sớm trong thai kỳ sẽ giúp bác sĩ tìm kiếm thêm nhiều thông tin về thai nhi và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Nhưng ngay sau khi sinh, hCG sẽ không còn được phát hiện trong máu.
Ngoài ra, hCG sẽ được phóng thích nhiều hơn bình thường nếu bạn có đa thai, ví dụ như sinh đôi hoặc sinh ba. Ngược lại, hCG sẽ phóng thích ít hơn nếu trứng được thụ tinh làm tổ ngoài tử cung của người phụ nữ, ví dụ như là trong vòi trứng, trường hợp này còn được gọi là thai ngoài tử cung.
Nồng độ Beta - hCG thấy nhiều hơn trong cơ thể của phụ nữ mang đa thai
3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm beta?
Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán làm thủ tục xét nghiệm beta khi:
-
Kiểm tra bạn có thai hay không.
-
Sử dụng để tìm thai ngoài tử cung.
-
Tìm kiếm và kiểm tra thai trứng để đưa ra hướng điều trị tích cực.
-
Sử dụng xét nghiệm này kết hợp với các xét nghiệm tầm soát khác để tìm kiếm xem thai nhi có bị tăng các nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh hay không, ví dụ như hội chứng Down.
Những em bé bị bệnh Down
4. Quy trình thực hiện xét nghiệm beta
Trước khi thực hiện xét nghiệm này, bạn cần lưu ý:
-
Nếu là xét nghiệm máu thì bạn sẽ không cần làm gì trước khi tiến hành các thao tác cần thiết.
-
Còn nếu xét nghiệm nước tiểu thì sử dụng nước tiểu đầu tiên trong ngày thường sẽ mang đến kết quả chính xác nhất, vì nó sở hữu nồng độ hCG cao nhất. Mẫu nước tiểu được lấy sau lần đi tiểu trước ít nhất 4 tiếng sẽ sở hữu lượng hCG cao.
Quy trình thực hiện xét nghiệm beta đối với trường hợp lấy máu (thường mang đến hiệu suất cao hơn khi lấy nước tiểu):
Bác sĩ sẽ sử dụng một miếng gòn tẩm cồn để làm sạch một vùng nhỏ trên cánh tay hoặc khuỷu tay của bạn. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể quấn dải cao su đàn hồi phía trên cánh tay để tăng lưu lượng máu lấy ra, giúp cho quá trình rút máu từ tĩnh mạch được thực hiện dễ dàng hơn.
Quá trình lấy máu diễn ra tương đối nhanh
Tiếp theo, bác sĩ tiến hành đâm kim vào phần tĩnh mạch tại cánh tay, ống đựng máu được gắn vào đầu còn lại của kim. Khi đã xác định là đủ lượng máu, kim sẽ được rút ra, dán băng gạc tại vùng lấy máu.
Sau đó, máu của bạn sẽ được đem đi phân tích để đưa ra kết quả chính xác nhất cho xét nghiệm beta của bạn.
Khi có kết quả, bác sĩ sẽ có trách nhiệm giải thích kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì cho bạn, đồng thời đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn, nếu bạn có thắc mắc gì về quy trình thực hiện, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để nhận được tư vấn.
Xét nghiệm beta hCG để kết quả chính xác nên thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín. MEDLATEC hiện là địa chỉ nhận được nhiều đánh giá tích cực từ bệnh nhân.
Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.