Virus HPV là loại virus gây bệnh tình dục phổ biến ở cả nam và nữ, nhưng gặp ở nữ nhiều hơn. Vậy virus HPV có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào, có thể phòng ngừa loại virus này không? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
06/11/2021 | Tại sao tôi đã tiêm HPV nhưng vẫn mắc sùi mào gà? 01/11/2021 | Góc giải đáp: Nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV? 08/09/2021 | Phụ nữ nên biết: có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không
1. Virus HPV gây bệnh gì?
HPV là tên của một nhóm virus phổ biến, tên khoa học là Human Papillomavirus thường gây u nhú ở người. Thực tế chị em phụ nữ hầu hết đã từng nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời, tuy nhiên có thể chỉ ở thể ẩn nên không được phát hiện. Tuy nhiên, nhiễm HPV được chứng minh làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung - một trong những bệnh ung thư nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người phụ nữ.
Virus HPV là virus phổ biến gây bệnh tình dục
Các nhà khoa học đã xác định được hơn 100 loại virus HPV khác nhau, trong đó loại thường gặp nhất là virus HPV gây mụn cóc ở cơ quan sinh dục hoặc gây ung thư cơ quan sinh dục. Hầu hết mọi người chỉ phát hiện mình nhiễm HPV khi có các dấu hiệu bệnh và làm xét nghiệm kiểm tra.
Mụn cóc sinh dục
Virus HPV chủ yếu gây xuất hiện mụn cóc sinh dục, là những vết sưng nhỏ có hình dáng giống như súp lơ ở vị trí âm hộ, âm đạo, hậu môn hoặc cổ tử cung. Nam giới cũng có thể nhiễm HPV và xuất hiện mụn cóc sin dục ở dương vật, bìu hoặc khu vực quanh hậu môn. Mụn cóc xuất hiện không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn thường đi kèm với tình trạng ngứa nhẹ, khi bị chà xát có thể gây chảy máu, nhiễm trùng.
Virus HPV chủ yếu gây mụn cóc sinh dục
Mụn cóc thông thường
Ngoài mụn cóc sinh dục, virus HPV có thể gây nổi mụn cóc ở nhiều vùng da khác của cơ thể, thường gặp là khu vực bàn tay hoặc ngón tay. Những nốt mụn sần này cũng thường không gây đau đớn gì, song số lượng mụn mọc nhiều gây ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ. Nếu không xử lý tốt, mụn cóc trên da do HPV có thể tồn tại lâu dài và hình thành sẹo.
Mụn cóc Plantar
Đây là loại mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn chân, đặc điểm là dạng mụn cứng, sần sùi ở vùng lòng bàn chân hoặc quanh gót chân. Mụn cóc Plantar có thể gây đau nhức, khó chịu do mọc ở vùng bàn chân phải đi lại nhiều, cản trở đến di chuyển sinh hoạt hàng ngày.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng là những mụn có đầu phẳng, chỉ hơi nhô cao khỏi bề mặt da, thường gặp ở vùng mặt của trẻ em, khu vực cằm của nam giới và xung quanh chân của nữ giới.
Ngoài gây mụn cóc sinh dục, các nhà khoa học cho rằng virus HPV còn là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Nhiễm virus HPV giai đoạn đầu thường chưa gây vấn đề nghiêm trọng gì, tuy nhiên nếu trong nhiều năm, ung thư cổ tử cung có thể phát triển. Vì thế, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và xét nghiệm sàng lọc nhiễm HPV là một trong những kiểm tra được khuyến cáo cho phụ nữ trưởng thành.
Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung
Ở nam giới, virus HPV có thể gây một số bệnh khác như: ung thư hậu môn, ung thư dương vật,... Hai loại ung thư này không quá phổ biến nên không nhiều người thực sự quan tâm, hầu hết trường hợp nhiễm bệnh đều chỉ đi khám và điều trị khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn.
2. Virus HPV có nguy hiểm không?
Với sự phổ biến của virus HPV, loại virus này có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế mặc dù phổ biến song không phải tất cả trường hợp nhiễm HPV đều có triệu chứng bệnh, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của từng người. Nếu hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể loại bỏ virus HPV, ngăn ngừa chúng phát triển gây bệnh.
Ngược lại những người có miễn dịch yếu do mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính hoặc dùng thuốc điều trị gây ảnh hưởng thì virus HPV có thể âm thầm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư các cơ quan sinh dục,...
Virus HPV sẽ gây bệnh khi miễn dịch của người bệnh suy giảm
Điều này lý giải tại sao nhiều người nhiễm HPV nhưng chưa tiến triển bệnh, song khi mắc bệnh hoặc miễn dịch suy giảm, hàng loạt triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện như: mụn cóc, tiền ung thư, ung thư,... Do vậy, chủ động ngừa nhiễm virus và phòng ngừa bệnh do virus HPV gây ra là rất quan trọng.
Virus HPV cư trú, phát triển và dễ dàng lây lan qua đường tình dục, trong khi đó hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để. Do vậy, tiêm phòng vắc xin là biện pháp được khuyến cáo để mỗi chúng ta tự bảo vệ sức khỏe trước loại virus gây bệnh này.
3. Các biện pháp phòng ngừa virus HPV hiệu quả
Để ngừa nhiễm virus HPV cùng những bệnh do virus gây ra, dưới đây là một số biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo.
3.1. Chủ động tiêm vắc xin HPV
Vắc xin HPV có khả năng ngăn ngừa các loại bệnh do virus HPV gây ra như u nhú bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, mụn cóc,... Đây vẫn được xem là biện pháp phòng ngừa tối ưu nhất, hiệu quả lên tới 90% ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, bạn cần tiêm đủ liệu trình gồm 3 mũi vắc xin ngừa HPV.
3.2. Đời sống tình dục lành mạnh
Quan hệ tình dục lành mạnh 1 vợ 1 chồng hoặc 1 bạn tình giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HPV cùng nhiều bệnh STDs. Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách bảo vệ hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
Đời sống tình dục lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm HPV và các bệnh STD
3.3. Khám sàng lọc định kỳ
KHám sàng lọc định kỳ 6 tháng - 1 năm/ lần là cách giúp bạn phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đối tượng được khuyến cáo có nguy cơ cao là những người trong độ tuổi từ 21 - 65 tuổi.
3.4. Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày với nước sạch và dung dịch vệ sinh có pH phù hợp, đặc biệt bạn nữ nên chú ý vệ sinh trong thời kỳ hành kinh nhạy cảm.
Nếu bạn đang thắc mắc virus HPV có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Loại virus này có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm HPV là cách giúp xác định một người có nhiễm virus HPV hay không nhanh và chính xác nhất. Hiện nay, hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng bộ xét nghiệm HPV sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:
-
HPV Low Risk sàng lọc HPV type 6 và 11;
-
HPV genotype sàng lọc HPV type 16, 18 và 12 nhóm type khác có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung
Nếu cần tư vấn thêm, hoặc đặt lịch thăm khám phụ khoa, quý khách hàng có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.