Trong cơ thể Magie là một cation quan trọng thứ 2 sau kali nằm chủ yếu trong tế bào, góp phần thực hiện nhiều chức năng rất quan trọng. Lượng Magie cung cấp cho cơ thể chủ yếu qua thức ăn hàng ngày. Magie trong máu chỉ chiếm một lượng rất nhỏ so với tổng lượng magie trong cơ thể nên xét nghiệm nồng độ của trong máu chưa phản ánh toàn diện được tình trạng chuyển hóa của cation này trong cơ thể vì vậy xét nghiệm magie niệu là một trong những yếu tố bổ sung cho đánh giá này.
27/05/2020 | Xét nghiệm Magnesium máu trong chẩn đoán các tình trạng rối loạn magie 27/05/2020 | Bạn có biết về hormone “hạnh phúc” Dopamine 27/05/2020 | Xét nghiệm Anti - GAD một dấu ấn của đái tháo đường type 1
1. Magie có những vai trò gì đối với cơ thể?
Magie tham gia vào hơn 300 phản ứng trao đổi chất thiết yếu trong cơ thể như:
Sản xuất năng lượng: carbohydrates và chất béo các muốn chuyển hóa thành năng lượng đòi hỏi phải có nhiều phản ứng hóa học cần sự tham gia của Magie. Protein tổng hợp adenosine triphosphate (ATP) trong ty thể cần có mặt của Magie. ATP, phân tử cung cấp năng lượng cho hầu hết các quá trình trao đổi chất, tồn tại chủ yếu dưới dạng phức hợp với Magie (MgATP).
Hình 1: Magie
Tổng hợp các phân tử thiết yếu: Magie cần thiết cho một số bước trong quá trình tổng hợp axit deoxyribonucleic (DNA), axit ribonucleic (RNA) và protein . Một số enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp carbohydrate và lipid cần Magie cho hoạt động của chúng. Glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng, cũng cần Magie để tổng hợp.
Vai trò cấu trúc: Magie đóng vai trò cấu trúc trong xương, màng tế bào và nhiễm sắc thể .
Vận chuyển ion qua màng tế bào: Magie cần thiết cho việc vận chuyển tích cực các ion như kali và canxi trên màng tế bào. Thông qua vai trò của nó trong các hệ thống vận chuyển ion, Magie ảnh hưởng đến việc dẫn truyền xung thần kinh, co cơ và nhịp tim bình thường.
Tín hiệu tế bào: tế bào tín hiệu đòi hỏi MgATP cho phosphoryl hóa của protein và sự hình thành của các phân tử tín hiệu tế bào, cyclic adenosine monophosphate (cAMP). CAMP tham gia vào nhiều quá trình, bao gồm sự tiết hormone tuyến cận giáp (PTH) từ tuyến cận giáp.
Di chuyển tế bào: Nồng độ canxi và Magie trong các tế bào xung quanh chất lỏng ảnh hưởng đến sự di chuyển của một số loại tế bào khác nhau. Những ảnh hưởng như vậy đối với sự di chuyển tế bào có thể rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương.
Magie được cung cấp chủ yếu từ chế độ ăn hàng ngày và cơ thể duy trì nồng độ Magie trong máu bằng cách kiểm soát quá trình hấp thu Magie từ ruột và đào thải qua đường nước tiểu.
- Magie được hấp thu tại ruột non nhờ một quá trình tích cực phụ thuộc vào vitamin D. Sau khi được hấp thu nó lưu hành trong máu dưới dạng ion hóa hoặc gắn với các protein vận chuyển.
- Magie được lọc qua các cầu thận và được các ống thận tái hấp thu tới 95%. Việc tái hấp thu Magie phụ thuộc vào quá trình bài tiết canxi, natri, aldosterol và hormon cận giáp trạng PTH.
2. Xét nghiệm Magnesium niệu là gì?
Xét nghiệm Magnesium niệu là tiến hành đo nồng độ Magie trong mẫu bệnh phẩm nước tiểu 24h.
Hình 2: Mẫu bệnh phẩm nước tiểu
Xét nghiệm Magnesium niệu thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện nhằm mục đích:
- Tiến hành xét nghiệm Magnesium niệu trước và sau điều trị để đánh giá chi tiết tình trạng giảm Magie máu.
- Xét nghiệm Magnesium niệu có thể được thực hiện như một phần trong đánh giá mức độ nặng của các bệnh lý về thận và/hoặc đối với người mắc bệnh đái tháo đường chưa được kiểm soát tốt.
- Cung cấp thể thông tin hữu ích cho chẩn đoán các rối loạn dạ dày - ruột.
- Xét nghiệm Magnesium niệu cũng bổ sung cho một số tình trạng bệnh lý ít gặp như: mất quá nhiều Magie qua thận ở những người được ghép thận và đang được điều trị bằng cyclosporin và prednisolon. Hay khả năng tái hấp thu Magie của thận giảm khi có tình trạng tăng thải canxi qua thận, bệnh thận gây mất muối và hội chứng tiết ADH không tích hợp.
Kết quả xét nghiệm Magnesium niệu bình thường là: 3,0 - 4,25 mmol/l.
Tăng nồng độ Magie niệu thường do các nguyên nhân:
- Nghiện rượu.
- Dùng thuốc lợi tiểu.
- Hội chứng bartter.
- Dùng corticosteroid.
- Đang điều trị bằng colistin.
- Dùng aldosteron.
Giảm nồng độ Magie niệu do:
- Giảm khẩu phần Magie cung cấp qua thức ăn.
- Mất ngoài thận.
3. Thiếu, thừa magie gây hại như thế nào?
Việc thừa Magie hầu như không gây hại cho cơ thể nhưng nếu thừa quá mức có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc như nôn, mửa, yếu cơ, nhịp tim không đều, mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng này hầu như không xảy ra ở người bình thường khỏe mạnh vì lượng Magie thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu.
Tình trạng thiếu Magie gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu, triệu chứng của thiếu magie thường là:
- Yếu tim.
- Thiếu canxi.
- Chân, tay thường xuyên bị chuột rút.
- Suy nhược cơ thể.
- Mệt mỏi, chóng mặt, cao huyết áp.
- Dễ lo lắng, giảm sút trí nhớ, hay bị nhầm lẫn.
- Xuất hiện các vấn đề về hô hấp.
- Thiếu kali.
- Thiếu magie cũng có thể gây nên bệnh đái tháo đường type 2.
- Xuất hiện các vấn đề về hô hấp.
Nếu tình trạng thiếu Magie kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiệm trọng như gây tình trạng loãng xương, thường xuyên lo lắng, đau đầu thậm chí dẫn đến tổn thương các cơ, quan tim, ngoài ra lượng Magie thấp có thể kéo theo sự thiếu hụt của canxi, kali. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu Magie là một biện pháp hữu hiện hạn chế các hậu quả do thiếu Magie gây ra.
Hình 3: Những thực phẩm giàu Magie
Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao” cùng mục tiêu mang đến cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, chính xác và thái độ phục vụ tận tâm; hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cam kết không ngừng đem những công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới để giúp người dân được thụ hưởng những dịch vụ y tế tiện ích, hoàn hảo, chất lượng ngày trong nước với sự tin cậy, chất lượng và giá hợp lý.