Xét nghiệm Ketone là một xét nghiệm quan trọng trong quản lý điều trị bệnh tiểu đường type I vì nó giúp ngăn ngừa một biến chứng ngắn hạn nguy hiểm, đó là nhiễm toan ceton.
01/02/2020 | Xét nghiệm đường máu mao mạch giúp theo dõi bệnh đái tháo đường 17/12/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c đối với bệnh nhân đái tháo đường 13/11/2019 | Xét nghiệm dung nạp glucose và mối liên hệ với bệnh đái tháo đường 18/07/2019 | Những điều cần biết về xét nghiệm HbA1c với bệnh Đái tháo đường
1. Thể ketone là gì?
Cơ thể con người chủ yếu được cung cấp năng lượng thông qua glucose. Khi thiếu glucose hoặc bị tiểu đường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu insulin để giúp các tế bào hấp thụ glucose, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa chất béo để lấy năng lượng. Ketone là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo.
Ở người bình thường, việc phân hủy chất béo làm nguyên liệu và tạo ra ketone là một quá trình bình thường của cơ thể nhưng với nồng độ không đáng kể do insulin, glucagon và các kích thích tố khác ngăn không cho nồng độ ketone trong máu tăng quá cao.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tích tụ ketone trong máu. Khi đường máu cao vượt ngưỡng, nó sẽ xuất hiện trong nước tiểu và gây ra tình trạng đa niệu thẩm thấu khiến cơ thể mất nước, điện giải, trong đó bao gồm cả thể Ketone.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ nhiễm toan ketone
Nếu không được điều trị, những người mắc bệnh tiểu đường type I có nguy cơ mắc phải một tình trạng gọi là nhiễm toan đái tháo đường (DKA - Diabetic ketoacidosis). Mặc dù hiếm gặp, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type II cũng có thể gặp DKA trong một số trường hợp nhất định.
2. Xét nghiệm ketone được thực hiện trong trường hợp nào?
Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin nên làm xét nghiệm ketone, đặc biệt cần lưu ý khi thấy cơ thể có các triệu chứng sau:
- Ăn nhiều, khát nhiều, đi tiểu thường xuyên.
- Gầy sút cân.
- Hơi thở nhanh.
- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Chất nôn có màu nâu, nội soi dạ dày thấy có viêm xuất huyết.
Buồn nôn, nôn có thể gặp trong nhiễm toan ketone
Khi mắc đái tháo đường type I, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và theo dõi xét nghiệm ketone nếu lượng ketone trong cơ thể ở mức cao.
Ngoài ra cần làm xét nghiệm nếu có kết quả đường huyết như sau:
- Nồng độ glucose máu lúc đói từ 7.0 mmol/L trở lên.
- Nồng độ glucose máu bất kỳ (xét nghiệm bất kỳ thời điểm nào trong ngày): từ 11.1 mmol/L trở lên.
Ketone xuất hiện trong máu nhiều có thể làm cho máu có tính axit, nồng độ axit cao có thể dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường (DKA). Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể dẫn đến phù não, hôn mê, mất ý thức và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, hiểu được mức độ nguy hiểm của DKA thì xét nghiệm thường xuyên trên nền bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trước khi chỉ số ketone tăng quá cao.
Nồng độ ketone tăng quá cao có thể dẫn đến hôn mê, tử vong
3. Tiến hành xét nghiệm ketone như thế nào?
Xét nghiệm có thể thực hiện bằng bệnh phẩm máu hoặc bệnh phẩm nước tiểu.
Cách chính xác nhất để đo nồng độ ketone là đo ketone trong máu.
Bạn cũng có thể xét nghiệm kiểm tra nồng độ ketone trong nước tiểu. Tuy nhiên xét nghiệm ketone trong nước tiểu thường chỉ phản ánh mức độ ketone trong vài giờ trước đó nhưng xét nghiệm máu cho thấy nồng độ của nó tại thời điểm hiện tại.
Xét nghiệm bằng nước tiểu vẫn được sử dụng phổ biến hơn do tính tiện lợi của nó.
Xét nghiệm Ketone thường sử dụng bệnh phẩm nước tiểu để xét nghiệm
Cách tiến hành xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu được trình bày tóm tắt dưới đây:
- Mẫu nước tiểu được lấy vào cốc vô trùng và gửi về phòng xét nghiệm tiến hành xét nghiệm.
- Que thử được nhúng vào nước tiểu.
- Sau khi que thử được phủ kín nước tiểu, nhấc ra luôn và đặt vào máy xét nghiệm nước tiểu để đo mức độ ketone.
Các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân vừa được chẩn đoán bệnh tiểu đường nên kiểm tra thể ketone 1 - 2 lần một ngày.
4. Xét nghiệm ketone có ý nghĩa như thế nào?
- Bình thường mức độ ketone trong nước tiểu là âm tính.
- Khi test thử màu ketone trong nước tiểu dương tính thì được gọi là ketone niệu.
- Mức độ ketone trong máu như sau:
Dưới 0,6 mmol / L: giá trị ketone máu bình thường
+ Từ 0,6 đến 1,5 mmol / L: Nồng độ ketone đang tăng cao hơn bình thường, cần kiểm tra lại lần sau.
+ Từ 1,6 đến 3,0 mmol / L: Nồng độ ketone cao và có thể có nguy cơ nhiễm toan đái tháo đường.
+ Trên 3.0 mmol / L: Mức độ ketone cao cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần cấp cứu ngay.
Nồng độ ketone ngoài tăng trong nhiễm toan đái tháo đường thì còn tăng trong nôn mửa, tiêu chảy mất nước.
Xét nghiệm ketone có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiễm toan đái tháo đường. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu có những dấu hiệu cảnh báo như bài viết vừa nêu.
Nếu có những bất thường về sức khỏe bạn nên đến khám ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay là một trong những địa chỉ tin cậy với dịch vụ tốt, công nghệ cao, ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
MEDLATEC với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẵn sàng có các cán bộ y tế giàu kinh nghiệm tới địa chỉ của quý khách hàng tư vấn và lấy mẫu, đưa về các phòng xét nghiệm sau đó mang trả kết quả đến tay khách hàng.
Bệnh viện đã và đang triển khai khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm y tế, đáp ứng nhu cầu thăm khám sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, tại MEDLATEC cũng đang liên kết với nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ giúp bảo lãnh viện phí với những gói ưu đãi hấp dẫn. Các công ty bảo hiểm nhân thọ như: Bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Manulife, bảo hiểm BIC,… cùng nhiều công ty khác.
Trung tâm Xét nghiệm hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bạn hãy truy cập website: medlatec.vn hoặc gọi đến tổng đài của bệnh viện 1900565656 để tìm hiểu thêm về những gói dịch vụ, thông tin chính sách của bảo lãnh viện phí, cùng các thông tin về bệnh lý mà bạn quan tâm.
Chúc bạn có sức khỏe tốt!