Ung thư phổi hiện nay là một trong ba loại ung thư thường gặp nhất với nguy cơ gây tử vong cao. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh vẫn còn cơ hội. Chụp cắt lớp phổi là một tiến bộ của khoa học kỹ thuật đối với lĩnh vực sàng lọc ung thư phổi.
03/06/2020 | Chụp CT lồng ngực - bước phát triển mới trong kỹ thuật y học 03/06/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật chụp CT cắt lớp não 21/06/2019 | Chụp cắt lớp phổi và những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện
Để giúp độc giả hiểu hơn về kỹ thuật chẩn đoán này, bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những thông tin liên quan đến chụp cắt lớp phổi, bao gồm khái niệm, ý nghĩa, những đối tượng cần làm và gợi ý một địa chỉ uy tín để thực hiện.
1. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là sự sinh sản và phát triển một cách bất thường không thể kiểm soát được của các tế bào trong phổi. Thông thường xảy ra ở các tế bào lót ống dẫn khí. Khi số lượng và kích thước các tế bào này gia tăng sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng của phổi. Sau đó, các tế bào ung thư này sẽ lan dần ra các cơ quan khác như các hệ thống hạch xung quanh khí quản, bên phổi còn lại, xương, gan não,… quá trình này được gọi là di căn.
Các tế bào phổi sinh sản và tăng trưởng bất thường dẫn đến ung thư phổi
Thống kê cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư phổi là do hút thuốc lá trong thời gian dài (85%). Khoảng 10 - 15% là xuất phát từ sự kết hợp giữa các nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như yếu tố di truyền, tiếp xúc trực tiếp với các khí radon, amiăng, không khí bị ô nhiễm,…
Ung thư phổi có thể được quan sát thông qua chụp X - quang lồng ngực hoặc chụp cắt lớp phổi. Thăm dò được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh hiện nay là làm sinh thiết thông qua nội soi phế quản hoặc qua sự hướng dẫn của chụp cắt lớp.
2. Chụp cắt lớp phổi là gì?
Với nhiều người nếu không thường xuyên tìm hiểu về vấn đề y khoa hoặc ít tiếp xúc với các kỹ thuật chẩn đoán bệnh thì sẽ cảm thấy khá mới mẻ với cụm từ “chụp cắt lớp”.
Chụp cắt lớp phổi hay còn được gọi là chụp CT phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh y khoa sử dụng tia X quét theo chiều cắt ngang của lồng ngực. Thông qua các phép đo của tia X sẽ cho ra kết quả chụp cắt lớp ở các góc độ khác nhau của phổi.
Thông qua kết quả hình ảnh chụp CT phổi, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình hình lá phổi, bao gồm cả bệnh ung thư.
Chụp cắt lớp hay chụp CT phổi giúp các bác sĩ có thể quan sát hình ảnh lá phổi
Chụp CT phổi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, không gây đau đớn hay bất tiện cho bệnh nhân. Với phương pháp kiểm tra này, bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc cản quang hoặc không tùy vào từng trường hợp, tuy nhiên, dù có thuốc cản quang cũng không gây ra nhiều khó chịu cho người được chỉ định.
3. Ý nghĩa của chụp cắt lớp phổi trong y khoa
Phổi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, điều hòa mọi hoạt động hô hấp, do đó nếu có bất kỳ tổn thương nào đến lá phổi đều gây ra những ảnh hưởng khó lường. Sự ra đời của chụp cắt lớp phổi có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc đề phòng các căn bệnh nguy hiểm, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra, đặc biệt là đối với bệnh ung thư phổi.
Chụp CT phổi có ý nghĩa trong phát hiện sớm các bệnh lý phổi
Mục đích của kỹ thuật chụp cắt lớp hay chụp CT phổi đối với y khoa hiện nay cụ thể như sau:
-
Chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh liên quan đến lá phổi như ung thư, khối u, khối viêm, dị tật, lao,…
-
Xác định chính xác vị trí, kích thước các khối u, dị vật,…
-
Đưa ra định hướng trong điều trị.
-
Theo dõi các trường hợp đang điều trị các bệnh lý về phổi.
Đối với một quốc gia như Việt Nam hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên báo động. Do đó, chụp cắt lớp phổi như cánh tay đắc lực, hỗ trợ các bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến phổi.
4. Những đối tượng được chỉ định và chống chỉ định chụp cắt lớp phổi
Trường hợp được chỉ định chụp CT phổi
-
Bệnh nhân có các biểu hiện tổn thương lồng ngực, phổi.
-
Những người trên 50 tuổi không hút thuốc hoặc hút thuốc ít, ngưng hút thuốc trong một khoảng thời gian dài (>15 năm) là nhóm có nguy cơ trung bình.
-
Nhóm nguy cơ cao là người trên 50 tuổi và hút thuốc lá với tần suất liên tục trong khoảng thời gian khá lâu.
-
Những người tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường có khói, bụi ô nhiễm, môi trường bị nhiễm phóng xạ.
-
Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi.
Thông thường chụp cắt lớp phổi được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn, tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu kiểm tra sức khỏe thì cũng có thể yêu cầu thực hiện kỹ thuật này.
Trường hợp chống chỉ định chụp CT phổi
Không có trường hợp chống chỉ định tuyệt đối với chụp CT phổi. Tuy nhiên, trường hợp sau thì nên tránh chụp CT:
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và em nhỏ: Đây là nhóm khá nhạy cảm với tia X, bởi vậy để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai hay trẻ em thì nên tránh việc chụp cắt lớp.
Ngoài ra người bị dị ứng với chất cản quang thì cần phải lưu ý khi chụp cắt lớp có tiêm thuốc cản quang vì có thể gây nổi mẩn ngứa, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
5. Chụp cắt lớp phổi ở đâu?
Nhằm giúp cho các độc giả có được lựa chọn nhanh chóng và một nơi đáng tin cậy để thực hiện chụp cắt lớp phổi, chúng tôi giới thiệu đến bạn địa chỉ Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều người lựa chọn và tin tưởng
Với 24 năm hoạt động và làm việc trong lĩnh vực y khoa, MEDLATEC luôn được người dân thủ đô đánh giá cao và tin tưởng khi sử dụng các dịch vụ tại bệnh viện. Không chỉ có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, MEDLATEC còn là bệnh viện đạt chuẩn khi áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, cam kết trả kết quả nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC áp dụng kỹ thuật chụp cắt lớp 128 dãy, mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Công nghệ chụp cắt lớp 128 dãy tích hợp tính năng giảm liều tia bức xạ khi chụp, đảm bảo độ an toàn cho người thực hiện.
Nếu bạn còn đang phân vân, hãy nhanh chóng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900 565656, đội ngũ nhân viên tư vấn sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn 24/7.