Vai trò của các chất điện giải trong cơ thể | Medlatec

Vai trò của các chất điện giải trong cơ thể

Ngày 20/05/2020 CN Lê Thị Việt Hà - Trung tâm xét nghiệm

Chất điện giải có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, liên quan trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá quan trọng. Các chất này được cung cấp thông qua nước uống, thức ăn. Nếu như mất điện giải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó cần duy trì cung cấp chúng vào cơ thể hàng ngày.


17/04/2020 | Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm điện giải đồ là gì?
08/01/2020 | Xét nghiệm điện giải đồ nhằm định lượng nồng độ Na, K, Cl
10/08/2019 | Xét nghiệm điện giải đồ được chỉ định khi nào?
04/09/2016 | Hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone: vai trò trong điều hòa thăng bằng điện giải, thể tích máu và huyết áp

1. Chất điện giải gồm những gì?

Chất điện giải là những vi chất mang điện tích có trong cơ thể. Natri, Kali, Clo là các ion quan trọng và được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến mất nước điện giải. Những ion này được màng tế bào sử dụng để duy trì điện áp trên màng tế bào và mang xung điện đến các tế bào khác.

Hình 1: Chất điện giải là những ion mang điện tích trong cơ thể

Hình 1: Chất điện giải là những ion mang điện tích trong cơ thể

Các chất này có vai trò: cân bằng pH của máu; duy trì cân bằng nội môi, cân bằng các dịch trong cơ thể; vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể; tham gia vào quá trình điều hòa chức năng thần kinh và tim,…

Bình thường, chất điện giải luôn có sự cân bằng giữa 2 phía trong và ngoài màng tế bào để các hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi cơ thể mắc phải một bệnh lý hay có những thay đổi nào khác sẽ làm mất cân bằng điện giải gây ra tình trạng rối loạn điện giải trong máu.

2. Xét nghiệm điện giải đồ được hiểu thế nào?

Định lượng các ion điện giải trong cơ thể được thực hiện thông qua xét nghiệm điện giải đồ. Xét nghiệm này giúp đánh giá nồng độ các ion này cao, thấp hay bình thường từ đó xác định bệnh nhân có tình trạng rối loạn điện giải không để đưa ra chẩn đoán và cách thức bổ sung điện giải cho phù hợp.

- Xét nghiệm được tiến hành phân tích trên mẫu huyết thanh của bệnh nhân. Bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng sớm để cho kết quả chính xác nhất.

Hình 2: Các ion điện giải luôn được cân bằng giữa trong và ngoài màng tế bào

Hình 2: Các ion điện giải luôn được cân bằng giữa trong và ngoài màng tế bào

- Xét nghiệm này thường được thực hiện trong một số trường hợp như sau:

+ Bệnh nhân có tình trạng mất nước, rối loạn điện giải gặp trong nôn, tiêu chảy, chấn thương, bệnh nhân thấy hoa mắt chóng mặt, tim đập bất thường,…

+ Theo dõi tình trạng một số bệnh lý mắc phải như tim mạch, huyết áp, bệnh về gan,…

3. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm điện giải đồ

Ý nghĩa xét nghiệm điện giải đồ được thể hiện thông qua các giá trị định lượng các ion Natri, Kali, Clo như sau:

3.1. Nồng độ Clo trong máu

Clo là một anion chính của dịch ngoài tế bào. Nồng độ Clo máu tỷ lệ nghịch với nồng độ bicacbonat (HCO3 -) do các ion này phản ánh tình trạng cân bằng acid - bazơ trong cơ thể.

- Clo có các chức năng như sau:

Tham gia duy trì cân bằng điện tích giữa trong và ngoài màng tế bào.

Tham gia vào hệ đệm của cơ thể.

Duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước.

Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào.

Clo được bài xuất qua thận và theo đường nước tiểu ra ngoài. Clo thường được thấy kết hợp với ion Natri nên thay đổi nồng độ Natri sẽ kéo theo sự thay đổi tương ứng nồng độ Clo.

- Giá trị bình thường của Clo trong máu là: 90 - 110 mmol/ L.

Hình 3: Clo là anion chính của dịch ngoài tế bào

Hình 3: Clo là anion chính của dịch ngoài tế bào

- Nguyên nhân gây tăng nồng độ Clo máu thường gặp là:

Hiện tượng mất nước.

Truyền nhiều dịch muối.

Mắc một số bệnh lý: suy thận cấp,thiếu máu, cường giáp, đa u tủy xương,…

Người mắc đái tháo nhạt.

Hội chứng Cushing.

Sản giật.

Tăng Clo trong máu thường có biểu hiện: yếu cơ, thở nhanh sâu, mệt lả dẫn tới hôn mê.

- Nguyên nhân gây giảm nồng độ Clo máu thường gặp là:

Bỏng nặng.

Nôn, tiêu chảy kéo dài, yếu mệt.

Tình trạng bệnh lý: suy thận mạn, suy vỏ thượng thận, viêm đại tràng, suy tim ứ huyết,...

Tình trạng nhiễm trùng cấp.

Bệnh nhân hẹp môn vị.

Giảm Clo máu có các biểu hiện: thở nông, co cứng cơ.

3.2. Nồng độ Natri máu

Natri là cation chính của dịch ngoại bào, Natri có nồng độ cao nhất trong chất điện giải. Thận là cơ quan chính điều hòa Natri của cơ thể.

- Chức năng của Natri trong máu là:

Tạo điện thế màng.

Duy trì áp lực thẩm thấu dịch ngoài tế bào.

Bơm Natri - Kali:

Trao đổi Natri trong tế bào với Kali ngoài tế bào.

Đồng vận chuyển các chất tan khác và sinh nhiệt.

NaHCO3 có vai trò chính trong cơ chế đệm của máu giúp duy trì pH ổn định.

Tham gia vào quá trình cân bằng acid - bazơ.

- Giá trị bình thường của Natri trong máu là: 135 - 145 mmol/l.

Hình 4: Natri là ion chính của dịch ngoại bào

Hình 4: Natri là ion chính của dịch ngoại bào

- Nguyên nhân gây tăng nồng độ Natri máu thường gặp là:

Mất nước.

Đái tháo nhạt.

Hôn mê.

Truyền nhiều dịch muối hay khẩu phần ăn chứa quá nhiều muối.

Tăng Natri máu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: khô các màng niêm mạc, sốt, khát, người vật vã.

- Nguyên nhân gây giảm nồng độ Natri máu thường gặp là:

Giảm cung cấp qua khẩu phần ăn.

Mất Natri quá mức: tiết mồ hôi, bỏng, nôn, tiêu chảy, đái tháo đường, dùng thuốc lợi tiểu, tổn thương ống thận,...

Giảm Natri máu do hòa loãng: suy tim, suy thận, xơ gan, hội chứng thận hư.

Giảm Natri máu sẽ có các triệu chứng: mệt lả, chuột rút,mạch nhanh, đau đầu,... tình trạng nặng có thể gây co giật, hôn mê.

3.3. Nồng độ Kali máu

Kali là cation chính ở trong tế bào. Thận đóng vai trò cốt lõi duy trì tình trạng hằng định nội môi của Kali trong cơ thể, giữ nồng độ ở mức ổn định. Kali được đào thải khỏi ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu.

- Chức năng của Kali trong cơ thể:

Quyết định áp lực thẩm thấu dịch trong tế bào.

Duy trì điện thế màng.

Tham gia vào quá trình bơm Natri - Kali.

Kích thích thần kinh của cơ.

Tham gia vào chuyển hóa của tế bào.

- Giá trị nồng độ Kali bình thường trong máu là: 3.5 - 4.5 mmol/l.

Hình 5: Kali là cation chính ở trong tế bào

Hình 5: Kali là cation chính ở trong tế bào

- Nguyên nhân gây tăng nồng độ Kali máu thường gặp là:

Giảm hấp thu: nhiễm toan chuyển hóa, thiếu insulin.

Giảm bài tiết: gặp trong bệnh suy thận, tan huyết.

Hoạt động thể lực quá mạnh.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Bệnh nhân tăng Kali máu có biểu hiện: yếu cơ, khó ở, buồn nôn, tiêu chảy, tiểu ít, nhịp tim chậm.

- Nguyên nhân gây giảm nồng độ Kali máu thường gặp là:

Cung cấp không đủ.

Mất qua đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy.

Mất qua nước tiểu: dùng thuốc lợi tiểu.

Bệnh lý về thận.

Hội chứng Cushing hay dùng corticoid kéo dài.

Biểu hiện của giảm Kali máu là: lú lẫn, chán ăn, tụt huyết áp, mạch nhanh, giảm phản xạ.

Hình 6: Biểu hiện của cơ thể khi rối loạn điện giải

Hình 6: Biểu hiện của cơ thể khi rối loạn điện giải

Xét nghiệm điện giải đồ đã và đang được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng rối loạn điện giải hay gặp trong các bệnh lý mắc phải giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Đến với MEDLATEC bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, hiện đại và chính xác nhất. Để giải đáp các thắc mắc hoặc muốn tư vấn chi tiết hơn về các gói khám bệnh khách hàng vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp