Ung thư tụy được coi là một trong những căn bệnh tử thần đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của con người, đặc biệt ở nam giới. Vậy liệu bạn đã hiểu ung thư tụy là như thế nào? Mức độ nguy hiểm của nó ra sao? Có thể chữa trị được căn bệnh này không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những kiến thức về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
03/05/2020 | Ý nghĩa của chỉ điểm ung thư tụy - xét nghiệm CA 19 - 9 30/12/2019 | Xét nghiệm CA 19 - 9 giúp chẩn đoán và phát hiện ung thư tụy
1. Bạn hiểu thế nào là ung thư tụy?
Tụy là gì?
Tụy là một trong những bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể, nó có nhiệm vụ phân hủy thức ăn từ đó các tế bào trong cơ thể mới có thể hấp thụ. Tụy hay còn được biết là tuyến tụy có hai thành phần chính là tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết, chúng sẽ được nối với một đầu của ruột non bằng một ống được gọi là ống tụy.
Ung thư tụy là căn bệnh bắt nguồn từ việc các tế bào trong tuyến tụy phát triển, sản sinh ra quá nhiều, vượt quá mức kiểm soát dẫn tới khối u hình thành. Tuyến ngoại tiết thường là nguồn gốc của các loại ung thư, chúng được gọi là Carcinom tuyến tụy. Thông thường việc chẩn đoán ung thư tụy khá khó khăn để phát hiện sớm vì vậy đã có rất nhiều trường hợp ảnh hưởng nặng tới sức khỏe con người, thậm chí gây tử vong cao.
Tụy là một bộ phận rất quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể
Ung thư tụy có ở nữ giới không?
Theo các nghiên cứu của bộ y tế do rằng, căn bệnh ung thư tụy xuất hiện rất nhiều ở nam giới (nhiều gấp 3, 4 lần) và thường bắt gặp vào những người trưởng thành có độ tuổi từ 25 tới ngoài 45 tuổi. Tuy vậy, ung thư tụy vẫn có không ít trường hợp gặp phải ở phụ nữ.
2. Nguyên nhân dẫn tới ung thư tụy? Dấu hiệu nhận biết sớm?
Một thông tin chính thống từ tổ chức Ung thư GLOBOCAN đã đưa ra con số đáng kinh sợ về căn ung thư tụy năm 2018: Ung thư tụy được xếp vào vị trí thứ 9 về số lượng người bị mắc trên thế giới, riêng ở Việt Nam cũng đã có tới gần 1.000 ca bệnh và trường hợp tử vong cũng lên tới gần 900 người.
Chính vì vậy, ung thư tụy được gọi là căn bệnh “Ung thư tử thần”!
Nguyên nhân gây ra ung thư tụy?
Ung thư tụy chủ yếu là kết quả của quá trình đột biến của các tế bào trong tuyến tụy, cùng với đó thì những nguyên nhân sau cũng sẽ là các yếu tố làm tăng khả năng nhiễm bệnh:
Hút thuốc lá khiến nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn
-
Vấn đề về tuổi tác: Trước đây người lớn trên 45 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay cùng kéo theo những ảnh hưởng về môi trường dẫn tới việc những thanh niên độ tuổi từ 30 - 40 tuổi cũng có thể dễ mắc bệnh.
-
Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới rất nhiều.
-
Một số nguyên nhân khác như: Người bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, do biến chứng từ các bệnh nền mạn tính,...
Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết người bệnh bị mắc ung thư tụy:
-
Cảm thấy đau bụng và đau thắt lưng.
-
Hay bị đầy hơi, bụng chướng khó chịu, đi ngoài phân lỏng và đôi khi có màu sậm hoặc phân mỡ nổi lên.
-
Chán ăn, sụt cân nhanh.
-
Da bàn tay, bàn chân hay bị ngứa, vàng da, vàng mắt,...
Có khá nhiều triệu chứng bệnh ta có thể nhận thấy rõ nhưng lại không đủ để xác định bệnh tình một cách chính xác vì chúng khá giống với những triệu chứng bệnh thông thường. Chính điều này đã dẫn tới những chẩn đoán về bệnh tình một cách muộn màng, không kịp chữa trị.
3. Ngăn ngừa và điều trị ung thư tụy.
Có thể ngăn ngừa ung thư tụy không?
Tuy hiện nay chưa có thuốc hay vacxin phòng ngừa ung thư tụy, nhưng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu các yếu tố dễ gây bệnh bằng cách:
-
Không sử dụng thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
-
Không nên ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc chất béo.
-
Hạn chế ăn đồ ngọt quá nhiều.
-
Tập thể dục, thể thao tăng cường sức đề kháng,...
Chẩn đoán ung thư tụy bằng cách nào?
Trong trường hợp bác sĩ nhận thấy người bệnh có nguy cơ bị ung thư tụy, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định bệnh tình. Thông thường, các phương pháp được sử dụng sẽ là: Siêu âm, Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp CT và một số trường hợp cần chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ có thể làm thủ thuật sinh thiết, xét nghiệm máu,...
Một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư tụy là chụp cộng hưởng từ MRI
Sau khi đã hoàn thành các xét nghiệm cùng với kết quả các bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có khối u hay không. Hơn nữa, khả năng các bác sĩ có chuyên môn cao còn có thể xác định được giai đoạn của bệnh tình chính xác để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Điều trị ung thư tụy?
Để có thể có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất thì người bệnh phải được xác định được mức độ lan rộng của khối u. Các mức độ của ung thư tụy được chia làm 3 dạng:
-
Ung thư tại một chỗ: khi khối u chỉ tập trung vào tuyến tụy chứ không ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào khác.
-
Ung thư đang xâm lấn: Ung thư trong tuyến tụy và đã bắt đầu lan ra các mạch máu và các cơ quan xung quanh.
-
Ung thư di căn: Các khối u đã lây lan ra các bộ phận khác gây ra các khối u phức tạp hơn và nhiều hơn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị với kỹ thuật hiện đại có thể điều trị ung thư tụy như: Các phẫu thuật (thủ thuật Whipple để cắt bỏ phần đầu của tuyến tụy, phẫu thuật cắt bỏ lách là cắt bỏ phần bên trái tuyến tụy, hay thậm chí là cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy), xạ trị, hóa trị liệu,... Đôi khi các bác sĩ yêu cầu phải kết hợp tất cả các phương pháp trị liệu.
Các bệnh nhân đặc biệt cần lưu ý tìm hiểu về các cơ sở y tế có chất lượng cao để quá trình điều trị bệnh tình có thể đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh viện MEDLATEC được coi là một trong nhiều cơ sở y tế uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Bệnh viện MEDLATEC đã được thành lập và phát triển qua hơn 24 năm rất thành công trong nghề. Bệnh viện còn có chính sách cho bảo hiểm y tế tại 2 cơ sở ở Hà Nội. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi cần được tư vấn hoặc muốn đặt lịch khám thì có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56.