Ung thư tái phát được không - nỗi lo của nhiều người | Medlatec

Ung thư tái phát được không - nỗi lo của nhiều người

Ung thư vốn được xem là lưỡi hái của tử thần nên điều trị thành công được xem là cuộc vượt vũ môn ngoạn mục. Tuy nhiên, với nhiều người, khi niềm vui mới đến cũng là lúc họ lại lo lắng, băn khoăn không biết ung thư tái phát được không. Vậy có hay không khả năng này và nếu xảy ra thì phải làm gì, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp.


25/08/2021 | Ung thư tái phát và đối tượng thường mắc ung thư trở lại
05/07/2021 | Lý giải câu hỏi “vì sao ung thư tái phát”

1. Liệu bệnh ung thư tái phát được không

1.1. Thế nào là ung thư tái phát

Ung thư tái phát được xem là sự quay trở lại của tế bào ung thư đã từng được điều trị do chúng không không bị loại bỏ hay tiêu diệt hoàn toàn. Điều đó không có nghĩa là do phương pháp điều trị trước đó sai mà thường là do tế bào ung thư vẫn còn sót lại trong cơ thể người mà không được phát hiện nên theo thời gian, nó phát triển dần thành khối u và đến thời điểm nhất định mới phát hiện được.

1.2. Bệnh ung thư có thể tái phát không

Giải đáp về băn khoăn ung thư tái phát được không, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: không phải cứ điều trị khỏi ung thư tức là căn bệnh đó đã chấm dứt. Sau khi điều trị kết thúc, vì những lý do khác nhau, ung thư vẫn có thể tái phát ở nhiều người.

Ung thư tái phát được không là nỗi niềm lo lắng của nhiều bệnh nhân

Ung thư tái phát được không là nỗi niềm lo lắng của nhiều bệnh nhân

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên theo độ tuổi vì lúc ấy sức khỏe suy giảm, cơ thể đã lão hóa. Nhờ tiến bộ của phương pháp điều trị mà nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi ung thư và hồi phục sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bệnh ung thư đã từng điều trị khỏi có thể tái phát sau nhiều tuần, nhiều tháng, hoặc nhiều năm.

Ung thư tái phát được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình trong đó phải kể đến: nguyên nhân mắc bệnh, căn bệnh mắc phải, giai đoạn bệnh,... Bác sĩ không thể chắc chắn được về khả năng tái phát bệnh nhưng có thể đưa ra một số yếu tố nguy cơ để người bệnh đề phòng.

1.3. Nếu tái phát ung thư, nguyên nhân là gì

Hầu hết các trường hợp tái phát ung thư là do: 

- Khối u không được cắt sạch khi phẫu thuật.

- Các biện pháp xạ trị, hóa trị không được áp dụng triệt để.

- Tác động của một số tác nhân gây bệnh: suy giảm hệ thống miễn dịch, suy kiệt sức khỏe,...

Tỷ lệ tái phát ung cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Vị trí từng bị khối u ác tính.

- Thể mô bệnh học của loại ung thư mắc phải.

- Giai đoạn của bệnh.

- Thể trạng của bệnh nhân sau khi điều trị ung thư.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những trường hợp lo lắng ung thư tái phát được không thì vẫn có những người chủ quan nên ít khi quan tâm và đề phòng nguy cơ tái phát bệnh. Do đó, khi thấy sức khỏe tốt hơn liền bỏ qua tái khám, từ chối tái khám. Chính điều ấy đã khiến cho khi tế bào ung thư còn sót lại phát triển trở lại người bệnh không phát hiện kịp thời.

1.4. Ung thư có thể tái phát ở đâu

Khi đã tái phát, ung thư có thể xuất hiện ở:

Tế bào ung thư chưa được loại bỏ hết có thể tái phát trở lại

Tế bào ung thư chưa được loại bỏ hết có thể tái phát trở lại

- Cùng một phần của cơ thể đã có ung thư nguyên phát. Trường hợp này gọi là bị tái phát ung thư tại chỗ.

- Gần với vị trí của ung thư nguyên phát. Trường hợp này gọi là bị tái phát vùng.

- Trên một bộ phận khác. Trường hợp này gọi là bị tái phát xa.

2. Phương hướng đối phó khi xảy ra trường hợp ung thư tái phát

Rất nhiều bệnh nhân sau khi đã chữa khỏi bệnh ung thư lại thường xuyên lo sợ không biết ung thư tái phát được không. Với một số người, nỗi lo sợ ấy dần dần trở thành rào cản cho cuộc sống; một số khác lại chọn cách đối diện với nỗi sợ và tập trung vào những điều quan trọng nhất trong cuộc sống để quên nó đi,...

Tốt nhất, khi lo lắng này xuất hiện, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ. Việc làm này sẽ giúp kiểm soát cảm xúc để có một cuộc sống thoải mái hơn, góp phần đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát. Hoặc nếu không muốn gặp bác sĩ, người bệnh cũng có thể tìm đến bạn bè hoặc người thân để giải tỏa tâm lý, tìm lại cân bằng.

Bệnh nhân sau khi đã được điều trị khỏi ung thư sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc sức khỏe và hẹn lịch theo dõi định kỳ. Trong đó, những lần thăm khám định kỳ là hết sức cần thiết bởi nó giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe và theo dõi khả năng tái phát ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ dặn dò về nguy cơ ung thư tái phát được không và cùng một số dấu hiệu cảnh báo bệnh quay trở lại để bệnh nhân ghi nhớ.

Bệnh nhân đã điều trị khỏi ung thư nguyên phát cần tái khám đúng lịch để theo dõi diễn tiến, phòng nguy cơ tái phát bệnh

Bệnh nhân đã điều trị khỏi ung thư nguyên phát cần tái khám đúng lịch để theo dõi diễn tiến, phòng nguy cơ tái phát bệnh

Qua các lần thăm khám định kỳ, nếu nghi ngờ bệnh ung thư bị tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra để có căn cứ chẩn đoán chính xác. Khi đã có cơ sở và đưa ra được chẩn đoán bệnh tái phát, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phác đồ điều trị cụ thể.

Hầu hết các trường hợp phát hiện ra bị tái phát ung thư sẽ có cảm giác như lần đầu từng mắc bệnh, đó là: sốc, lo lắng, sợ hãi, buồn bã, mất kiểm soát,... Thậm chí có nhiều người, tâm lý còn sợ hãi hơn rất nhiều so với lần đầu phát hiện bệnh. Đây thực sự là một trải nghiệm khó khăn và những dạng tâm lý ấy là dễ hiểu. 

Trong trường hợp ung thư tái phát, bệnh nhân và gia đình nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ về hướng xử trí. Mặt khác, bệnh nhân cũng hãy nhớ rằng họ đã từng một lần vượt qua bệnh và họ đã có kinh nghiệm về điều ấy. Đó cũng chính là “liều thuốc” để họ vượt qua khó khăn lần này. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chủ động tham gia vào các nhóm cộng đồng để được hỗ trợ đối phó hiệu quả với bệnh, để chia sẻ những cảm xúc và kinh nghiệm từng chiến thắng bệnh thành công,... Đây chính là cách để bệnh nhân kiên cường vượt qua khi bệnh tái phát.

Nói tóm lại, ung thư tái phát được không, câu trả lời là có. Vì thế, người đã từng bị ung thư nên hỏi bác sĩ điều trị để nắm được các triệu chứng cho thấy bệnh quay trở lại và chú ý khi thấy chúng thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Mặt khác, người bệnh cũng không nên bỏ qua các lần tái khám định kỳ vì đó chính là thời điểm giúp phát hiện sớm khả năng bệnh tái phát. 

Tầm soát ung thư và khám sức khỏe định kỳ được xem là giải pháp vàng bảo vệ sức khỏe cho những người có nguy cơ tái phát ung thư nói riêng và tất cả chúng ta nói chung. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín về lĩnh vực này. Tại đây, toàn bộ quá trình ấy sẽ được diễn ra bài bản bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và hệ thống Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022, đảm bảo tính nhanh chóng và chính xác nên người bệnh có thể yên tâm tuyệt đối.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc giải tỏa được băn khoăn về nguy cơ tái phát ung thư. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ y tế nào, đừng quên gọi tới hotline 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng có mặt, đồng hành và có những hỗ trợ chính xác với từng trường hợp cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp