Ung thư đại tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 40 trở lên. Giống như hầu hết các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm. Do đó, xét nghiệm và các biện pháp cận lâm sàng khác rất quan trọng để chẩn đoán chính xác bệnh.
1. Ung thư đại tràng và đặc điểm
Hiện nay, ung thư đại tràng đang xếp thứ 2 thế giới về số lượng người mắc, ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi ung thư đại tràng cao hơn so với các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác. Các chuyên gia ghi nhận, số bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật sống thêm được 5 năm nhiều hơn bệnh nhân ở ung thư gan, ung thư dạ dày hay ung thư thực quản.
Đại tràng con người dài khoảng 1,5m, có hình cái khung, bắt đầu từ manh tràng đến tận cùng chỗ nối tiếp với trực tràng. Kích thước đại tràng to hơn nhiều so với ruột non, trên thành có nhiều dải dọc và bờm mỡ to nhỏ khác nhau. Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư đại tràng, mặc dù có nhiều giả thuyết và đánh giá được đưa ra.
Các biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng như:
Rối loạn tiêu hóa
Không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót đại tiện, táo bón, khó rặn,...
Các triệu chứng kéo dài, kém đáp ứng với điều trị.
Các rối loạn bài tiết phân
Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút cân không giải thích được
Giai đoạn muộn: Sờ thấy khối u, đau bụng nhiều,...
Khối u ung thư đại tràng có thể nằm ở nhiều vị trí
2. Các vị trí ung thư đại tràng và chẩn đoán
Ung thư đại tràng có thể gặp ở vị trí đại tràng trái, phải và ngang, với biểu hiện triệu chứng, xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị khác nhau.
Ung thư đại tràng phải
Nếu khối u ở đại tràng lên hay ở góc gan phải, hoặc khối u đã dính vào thành bụng, cơ quan lân cận thì ít di động. Còn khối u ung thư ở manh tràng, 1/3 phải đại tràng ngang thì khối u di động nhiều. Khối u di động càng nhiều, phẫu thuật càng dễ và ít biến chứng.
U ung thư đại tràng dễ gây tắc ruột
Khối u ung thư ở đại tràng phải thường hay bị nhiễm khuẩn và kích thước to hơn ở vị trí đại tràng trái, nhưng ít khi phải làm hẹp và gây tắc ruột. Khối u bên trong thành hoặc mặt trên có nhiều ổ mủ, do đó xét nghiệm và chẩn đoán dễ nhầm sang áp xe túi mật, áp xe ruột thừa.
Khối u nằm ở manh tràng dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lao góc hồi - manh tràng và u ở gan hoặc thận.
Ung thư đại tràng ngang
Ung thư đại tràng ngang là vị trí ít gặp nhất. Do đại tràng ngang dài, di động dễ nên khối u có thể nằm ở bất cứ vùng nào của hố bụng. Ung thư đại tràng ngang thường tiến triển dính với mật, gan, dạ dày, ruột non, phần phụ, đại tràng xích ma, tử cung, bàng quang.
Khối u thường ít khi gây tắc ruột, nhưng dễ bị nhiễm khuẩn, gặp 3 dạng tổn thương là dạng u, dạng thắt và dạng loét. Chẩn đoán ung thư đại tràng ngang giai đoạn đầu rất khó, khối u dễ chẩn đoán nhầm sang u ở cơ quan khác.
Ung thư đại tràng trái
Khối u ung thư đại tràng trái thường có kích thước nhỏ, xu hướng làm hẹp lòng đại tràng. Chẩn đoán xác định ung thư này cần dựa vào nhiều xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như: Siêu âm, chụp X - quang, nội soi trực tràng - đại tràng,…
3. Các loại xét nghiệm ung thư đại tràng
Tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường được thực hiện bằng xét nghiệm tầm soát, chia thành 2 nhóm chính sau:
Xét nghiệm tìm máu trong phân là xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng
3.1. Xét nghiệm phân
Bình thường trong phân người không có máu, khi máu xuất hiện thì thường gợi ý dấu hiệu bất thường bệnh lý như: viêm loét đường ruột, khối polyp hay ung thư. Ung thư đại tràng có đặc điểm là gây tăng sinh mạch nhiều, mạch máu dễ bị tổn thương chảy máu, dính vào phân.
Máu trong phân nhiều có thể phát hiện bằng mắt thường, nhưng nếu máu ít thì cần xét nghiệm để kiểm tra. Do đó, xét nghiệm máu trong phân có giá trị sàng lọc và kiểm tra ung thư dạ dày.
Hiện có 2 phương pháp dùng xét nghiệm máu ẩn trong phân là:
Xét nghiệm máu trong phân Guaiac
Xét nghiệm dựa trên phản ứng hóa học để xác định sự có mặt của máu trong phân, đạt độ nhạy khá cao. Tuy nhiên, người bệnh cần lấy máu từ 3 mẫu phân khác nhau, chỉ xác định là có máu trong phân, không biết đường máu trực tràng hay phần khác của đường tiêu hóa.
Xét nghiệm máu trong phân miễn dịch hóa học iFOBT
Xét nghiệm nhằm tìm protein hemoglobin có trong tế bào hồng cầu người trong phân. Phương pháp này có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao, có thể phân biệt máu chảy từ đại tràng hay vị trí cao hơn của đường tiêu hóa. Hơn nữa, bệnh nhân không phải kiêng ăn, chỉ cần lấy 1 mẫu test.
Ngoài ra, xét nghiệm ADN tìm tế bào đột biến trong phân cũng thường được thực hiện, để xác định người bệnh có bị ung thư đại tràng, đại trực tràng hay có tế bào polyp hay không. Do các bệnh lý này thường có ADN đột biến ở 1 số gen, xuất hiện trong phân người bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ định hướng nội soi nếu cần thiết.
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng hiệu quả
3.2. Xét nghiệm hình thái cấu trúc
Xét nghiệm hình thái cấu trúc gồm các kỹ thuật:
Nội soi đại trực tràng: Nội soi ống mềm, nội soi không dây.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính đại tràng, chụp X - quang với thuốc cản quang, chụp cộng hưởng từ hạt nhân,…
Mỗi loại xét nghiệm ung thư đại tràng hiện nay đều có ưu nhược điểm và hạn chế riêng, vì thế nếu chỉ áp dụng 1 xét nghiệm đơn lẻ thì khó có thể chẩn đoán và sàng lọc hoàn toàn bệnh. Do đó, bác sỹ thường chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất.
Hiện, MEDLATEC là địa chỉ tin cậy để tiến hành xét nghiệm ung thư đại tràng. Với đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, MEDLATEC nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ bệnh nhân.
Nếu cần tư vấn về xét nghiệm ung thư đại tràng cũng như các vấn đề sức khỏe nói chung, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.