Sự xuất hiện của khối u trong tuyến yên có thể là lành tính hoặc ác tính tùy vào tính chất của tế bào trong khối u, song đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của cơ quan này. Tùy từng bệnh nhân mà u tuyến yên gây sản xuất quá mức hoặc quá ít hormone. Nhiều người thắc mắc, u tuyến yên gây vô sinh có đúng không? Khắc phục điều trị bệnh như thế nào?
23/08/2021 | U tuyến yên khi mang thai nguy hiểm không và cách điều trị 30/06/2021 | Suy giảm hormone tuyến yên là gì và phương pháp điều trị 27/05/2021 | Cùng chuyên gia tìm hiểu các triệu chứng u tuyến yên
1. Triệu chứng của u tuyến yên điển hình
Hầu hết các trường hợp u tuyến yên gây tăng hoạt động quá mức của cơ quan này, dẫn đến sản xuất dư thừa nhiều loại hormone tuyến yên.
U tuyến yên là một trong các dạng u não thường gặp nhất
Từng loại hormone tuyến yên dư thừa sẽ gây ra triệu chứng đặc trưng riêng, cụ thể như:
1.1. Tăng tiết hormone tăng trưởng
Dạng khối u tuyến yên làm cơ thể sản xuất quá mức hormone tăng trưởng, dẫn đến tình trạng đau đầu, yếu cơ, mặt bì, đau nhức khớp, ra nhiều mồ hôi,..
1.2. Tăng tiết hormon tuyến giáp
Dư thừa hormone kích thích tuyến giáp cũng khiến tuyến nội tiết này hoạt động sản xuất nhiều Thyroxine hơn, gây ra bệnh cường giáp. Quá trình chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, triệu chứng gặp phải như: sụt cân nhanh, giảm khả năng vận động, thường xuyên đau nhức cơ bắp, căng thẳng, stress, khó tập trung,…
1.3. Tăng tiết hormone vỏ thượng thận
Khối u tuyến yên làm tăng sản sinh hormone tuyến thượng thận ACTH sẽ kích thích gián tiếp làm tăng hormone cortisol, gây ra hội chứng Cushing.
Cũng có trường hợp u tuyến yên gây suy giảm hoặc mất chức năng sản xuất hormone, dẫn tới suy tuyến yên. Triệu chứng gặp phải lúc này bao gồm: suy nhược cơ thể, buồn nôn và nôn mửa thường xuyên, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt, khả năng chịu lạnh kém, rối loạn chức năng tình dục,…
U tuyến yên gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể
Như vậy, u tuyến yên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau đến các cơ quan nói riêng và sức khỏe nói chung. Cần chẩn đoán xác định loại u tuyến yên và mức độ ảnh hưởng, từ đó điều trị bệnh hiệu quả.
2. U tuyến yên gây vô sinh có đúng không?
U tuyến yên có thể gây vô sinh khi u này tiết ra hormone Prolactin, dẫn đến tình trạng giảm lượng hormone sinh dục. Tùy vào mức độ Prolactin trong máu mà bệnh nhân sẽ gặp ảnh hưởng khác nhau, ở nữ giới là thiếu hụt estrogen còn ở nam giới là thiếu hụt testosterone.
U tuyến yên gây vô sinh ở nữ giới không?
Không những giảm sản xuất hormone estrogen sinh dục nữ, Prolactin cao do u tuyến yên sản xuất ra còn ngăn cản sự rụng trứng. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ có thể bị rối loạn hoặc ngừng kinh hoàn toàn. Khi trứng không chín rụng, tinh trùng không thể gặp trứng và thụ thai, vì thế nữ giới sẽ bị vô sinh.
U tuyến yên có gây vô sinh ở nữ giới hay không còn phụ thuộc vào nồng độ Prolactin trong máu cao ở mức nào. Nếu Prolactin do u tuyến yên sản xuất ở mức độ nhẹ, phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt như bình thường, vẫn xảy ra sự rụng trứng. Tuy nhiên, thiếu hụt hormone progesterone sau rụng trứng do u tuyến yên cũng cản trở quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng sau thụ tinh, vì thế cũng dẫn đến vô sinh.
U tuyến yên làm tăng hormone Prolactin gây vô sinh ở nữ
U tuyến yên gây vô sinh ở nam giới không?
Nhiều người cho rằng u tuyến yên chỉ gặp ở nữ giới, song nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh và bị ảnh hưởng. Khối u tuyến yên làm tăng tiết prolactin sẽ gây ra tình trạng thiểu năng sinh dục nam: giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương,…
Những ảnh hưởng này ở mức độ nặng sẽ gây vô sinh, hiếm muộn. Mức độ nhẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chức năng tình dục ở nam giới.
Như vậy, không phải tất cả các trường hợp u tuyến yên đều gây vô sinh, cần chẩn đoán xác định khối u có sản xuất Prolactin hay không, nếu có thì sản xuất ở mức độ nào. Xét nghiệm nồng độ Prolactin ở người bị u tuyến yên sẽ đánh giá được sự ảnh hưởng của khối u đến chức năng sinh sản người bệnh.
3. Điều trị u tuyến yên như thế nào?
U tuyến thường có thể điều trị được, bệnh nhân nên sớm tới cơ sở chuyên khoa để khám. Mục tiêu điều trị đầu tiên là đưa hàm lượng hormone tuyến yên và các tuyến liên quan trở về mức bình thường, từ đó triệu chứng bệnh được cải thiện và tránh các biến chứng sau này. Đặc biệt nếu u tuyến yên gây tăng Prolactin, phải điều trị ngay để ngăn chặn gây vô sinh.
Cân bằng hormone Prolactin giúp điều trị vô sinh ở bệnh nhân u tuyến yên
Với trường hợp u tuyến yên gây tăng Prolactin, có những cách điều trị ngăn ngừa vô sinh sau:
3.1. Điều trị nội khoa
Hiện nay chủ yếu vẫn điều trị với Dopamine agonist, chất này khi đưa vào cơ thể sẽ kết hợp với thụ thể của Dopamin, gây ức chế tuyến yên tiết hormone Prolactin. Thuốc này đạt hiệu quả cao với các trường hợp tăng Prolactin máu bất thường.
Khoảng 80% bệnh nhân có triệu chứng tiết sữa bất thường, vô kinh phục hồi chu kỳ kinh nguyệt khi dùng thuốc, thời gian điều trị kéo dài từ 5 - 7 tuần hoặc dài hơn trong trường hợp nặng.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Với khối u nằm trong tuyến yên, trong trường hợp cần thiết sẽ phải phẫu thuật nội soi tuyến yên xuyên xương bướm để lấy khối u nhỏ. Đây là phương pháp phẫu thuật khó, chỉ có thể lấy khối u kích thước nhỏ đảm bảo an toàn qua xương bướm. Rất khó để phẫu thuật loại bỏ khối u hoàn toàn.
Nếu phẫu thuật thành công, khả năng phục hồi chu kỳ kinh nguyệt đạt khoảng 70% nếu khối u nhỏ hơn 10mm, đạt chỉ 30% nếu khối u lớn hơn 10mm. Nếu có tổn thương vùng hạ đồi, tỉ lệ tái phát cao.
U tuyến yên có thể phải phẫu thuật cắt bỏ
Như vậy, u tuyến yên gây vô sinh nếu nó làm tăng tiết hormone Prolactin, phải điều trị sớm để cân bằng hormone này trong máu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới, gây vô sinh cho cả hai giới nên nếu có triệu chứng bệnh nghi ngờ, nên sớm đi khám, làm xét nghiệm nội tiết để chẩn đoán. Hầu hết trường hợp u tuyến yên phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả, kiểm soát tốt triệu chứng và biến chứng bệnh.