Tụt đường huyết hay hạ đường huyết là tình trạng thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, một số bệnh lý về gan, tình trạng suy dinh dưỡng, nhịn ăn để giảm cân, bỏ bữa do bị bệnh,… cũng có thể gây ra tụt đường huyết. Vậy tụt đường huyết là gì, bệnh có nguy hiểm không và cần phải xử trí như thế nào?
21/04/2022 | Thường xuyên bị hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không? 15/01/2022 | Cần thực hiện xét nghiệm nào để kiểm tra đường huyết? 04/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà 16/09/2021 | Hiện tượng tụt đường huyết là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
1. Tụt đường huyết là gì?
Đường được tích trữ trong gan, mô và được phân ly thành glucose giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Chỉ số đường huyết của chúng ta thường ổn định ở mức 3,9 mmol/l đến 6.4mmol/l. Tụt đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp hơn mức 3.9mmol/l.
Đau nhức đầu do tụt đường huyết
- Khi tụt đường huyết, người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như sau:
+ Người run rẩy, bồn chồn.
+ Chóng mặt và đau nhức đầu.
+ Đổ mồ hôi.
+ Cảm thấy đói.
+ Mắt nhìn mờ.
+ Tim đập nhanh hơn.
+ Da tím tái.
+ Ngứa hoặc tê ở môi, má, lưỡi.
+ Với những trường hợp nặng, lượng đường giảm quá thấp, người bệnh có thể bị hôn mê, mất ý thức, lên cơn co giật hay bị ngất,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây tụt đường huyết
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt đường huyết là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cũng gặp phải tình trạng này dù không mắc bệnh tiểu đường. Do đó, nếu có biểu hiện tụt đường huyết, bạn nên đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân gây tụt đường huyết, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.
Tụt đường huyết có thể do bệnh tiểu đường
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, nếu bệnh nhân không tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ chẳng hạn như dùng quá liều insulin, sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường khi chưa có chỉ định của bác sĩ,… thì rất dễ xảy ra tình trạng tụt đường huyết.
Một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể bị giảm đường huyết do những tác dụng phụ của thuốc. Chính vì thế, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên báo sớm với bác sĩ điều trị để được xử trí sớm, điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu không chú trọng đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường sẽ rất khó kiểm soát bệnh và có thể phải đối mặt với tình trạng tụt đường huyết cũng như nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Một số thói quen sống không lành mạnh của người tiểu đường cần phải loại bỏ chẳng hạn như thói quen bỏ bữa, ăn kiêng thiếu khoa học dẫn đến cơ thể không được đảm bảo dinh dưỡng, không tuân thủ chế độ ăn kiêng theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng rượu, bia,…
Tụt đường huyết do nghiện rượu bia
Tụt đường huyết không chỉ do bệnh tiểu đường gây ra mà còn có thể xảy ra từ những nguyên nhân khác. Một số bệnh lý gây tụt đường huyết có thể kể đến như bệnh suy thân, rối loạn tuyến thượng thận, các bệnh lý về gan, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng,…
Thường xuyên uống bia rượu hoặc các loại đồ uống có còn khác cũng là nguyên nhân khá thường gặp khiến chỉ số đường huyết của bạn bị giảm sâu. Lý do là vì những chất gây hại trong bia rượu chính là nguyên nhân gây hạn chế quá trình giải phóng đường huyết và gây tụt đường huyết.
Ngoài ra một số trường hợp giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn không khoa học hoặc các trường hợp bỏ bữa, chán ăn do bệnh lý cũng có thể dẫn đến tình trạng tụt đường huyết.
3. Tụt đường huyết nguy hiểm như thế nào và cách xử trí ra sao?
3.1. Tụt đường huyết nguy hiểm như thế nào?
Đối với những trường hợp tụt đường huyết ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến công việc, sinh hoạt. Với những bệnh nhân cao tuổi, tình trạng tụt đường huyết có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Về lâu dài, bệnh sẽ gây tác động rất nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Nếu lượng đường huyết đột ngột giảm mạnh, bệnh nhân có thể bị run rẩy, thậm chí là ngất hoặc ngã khi đang tham gia giao thông, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp tụt đường huyết mạnh và đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng lên cơn co giật, tình trạng mất ý thức, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
3.2. Hướng dẫn cách xử trí khi bị tụt đường huyết
Người bị tụt đường huyết cần được xử trí kịp thời và đúng cách, dưới đây là hướng dẫn cụ thể:
- Khi thấy bệnh nhân bị bủn rủn chân tay, đổ mồ hôi nhiều và có dấu hiệu mất thăng bằng, bạn nên nhanh chóng kiểm tra chỉ số đường huyết của người bệnh, có thể kiểm tra bằng máy thử tiểu đường cầm tay hoặc bằng cách lấy máu tĩnh mạch.
Cho bệnh nhân ăn bánh ngọt khi bị tụt đường huyết
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và bổ sung đường cho bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân uống sữa với đường, ăn kẹo ngọt hoặc bánh quy.
- Sau 15 phút, bạn tiến hành đo lại đường huyết cho bệnh nhân. Nếu kết quả vẫn thấp, nên bổ sung thêm đường cho người bệnh và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi, xử trí.
- Đối với những trường hợp tụt đường huyết mức độ nặng, bệnh nhân có một số dấu hiệu như mất ý thức, mê man,… cần để bệnh nhân nằm nghiêng và lấy một chiếc thìa, rồi quấn khăn quanh thìa và đặt vào miệng bệnh nhân. Sau đó gọi cấp cứu, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
3.3. Cách phòng ngừa tụt đường huyết
Để phòng ngừa tình trạng tụt đường huyết, bạn nên chủ động kiểm soát đường huyết trong cơ thể, bệnh nhân tiểu đường nên để bánh kẹo trong người để khắc phục nhanh nếu bị hạ đường huyết, nên áp dụng chế độ ăn khoa học và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được bỏ bữa sáng và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ,…
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “tụt đường huyết là gì”. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên chủ động kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình bằng cách thường xuyên kiểm tra các chỉ số, đặc biệt là chỉ số đường huyết.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế tin cậy để thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó bao gồm xét nghiệm chỉ số đường huyết.
Ngoài các gói khám trực tiếp tại bệnh viện, chúng tôi còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp quá trình khám bệnh và theo dõi điều trị của bệnh nhân thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia của MEDLATEC tư vấn miễn phí và đặt lịch khám sớm.