Mãn dục ở nam giới chỉ tình trạng suy giảm nồng độ hormone sinh dục testosterone trong máu, giống như mãn kinh ở phụ nữ cũng gây suy giảm chức năng, giảm ham muốn tình dục. Vậy độ tuổi mãn dục của nam giới là bao nhiêu? Những biện pháp nào giúp tuổi mãn dục đến chậm hơn và khắc phục các vấn đề của tình trạng mãn dục?
18/03/2021 | Tư vấn: Làm thế nào để kiểm soát mãn dục nam? 15/10/2020 | Yếu sinh lý - nỗi ám ảnh muôn đời của cánh mày râu 22/09/2020 | Xuất tinh sớm thường xuyên có phải là dấu hiệu của yếu sinh lý?
1. Tuổi mãn dục của nam giới là bao nhiêu?
Nam giới khi bước vào tuổi dậy thì, các cơ quan chịu trách nhiệm bắt đầu tăng sản sinh hormone hướng sinh dục, quan trọng nhất là testosterone. Với sự hoạt động của hormone này, các yếu tố tạo đặc trưng của giới tính bắt đầu hình thành như vóc dáng cao lớn, giọng nói trầm ấm, cơ bắp khỏe mạnh phát triển, cơ quan sinh dục tăng dần kích thước và hoàn thiện chức năng.
Mãn dục là tình trạng do suy giảm nồng độ testosterone
Bên trong cơ thể, nội tiết tố nam cũng kích thích tế bào mầm của tinh hoàn bắt đầu sản xuất tinh trùng. Cho đến tuổi trưởng thành, nam giới sẽ phát triển hoàn thiện và có chức năng tình dục đầy đủ. Tuy nhiên đến độ tuổi nhất định, cùng với sự già đi của cơ thể thì nồng độ testosterone cũng suy giảm. Ngoài liên quan đến độ tuổi, nồng độ testosterone suy giảm dẫn tới giai đoạn “mãn dục” xuất hiện sớm hơn ở một số người mắc bệnh, điển hình như bệnh tiểu đường.
Thực tế không có độ tuổi mãn dục của nam giới nhất định mà đây là một giai đoạn với khoảng thời gian kéo dài. Độ tuổi 20 là thời điểm nồng độ testosterone đạt đỉnh, tiếp tục duy trì khá ổn định đến năm 30 - 40 tuổi. Sau đó, cứ khoảng 1 năm, nồng độ testosterone lại sụt giảm khoảng 1%.
Mãn dục thường xảy ra ở nam giới từ 70 tuổi
Thông thường đến năm 70 tuổi, nồng độ testosterone trong huyết thanh chỉ còn khoảng 50% so với mức cao nhất, khi nồng độ giảm thấp quá mức, cơ thể và tinh thần cũng thay đổi rõ ràng. Khác với mãn kinh ở phụ nữ, mãn dục ở nam giới không xảy ra như một hiện tượng tự nhiên, hơn nữa sự sụt giảm testosterone không khiến cơ quan sinh sản ngưng hoạt động hoàn toàn, chỉ làm suy giảm chức năng sinh dục một phần.
2. Triệu chứng mãn dục ở nam giới
Với sự sụt giảm nồng độ hormone testosterone ở nam giới, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
2.1. Triệu chứng tình dục và sức khỏe sinh sản
Testosterone là hormone sinh dục quan trọng nhất của nam, thiếu hụt hormone này gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe sinh sản. Hầu hết nam giới mãn dục gặp phải vấn đề như giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương,… Những rối loạn sức khỏe sinh sản này đều khiến nam giới khó sinh con và chất lượng đời sống tình dục bị suy giảm, song do tâm lý e ngại nên ít người đi khám và điều trị.
2.2. Triệu chứng toàn thân
Mãn dục ở nam giới còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan và xuất hiện các triệu chứng toàn thân như:
-
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý và vấn đề hô hấp như: ngáy to, khó thở về đêm,…
-
Rối loạn hoạt động hệ tim mạch như: Tim đập nhanh, huyết áp cao thấp bất thường, hồi hộp không lý do, mặt đỏ bừng,…
-
Sự giảm thể tích và trương lực cơ làm suy yếu sức khỏe cơ bắp và tăng tình trạng lười vận động.
Mãn dục gây nhiều vấn đề sức khỏe cho nam giới
-
Da tích nước kém nên dễ nhăn nheo hơn, bao gồm cả da mặt và da cơ thể.
-
Thần kinh nhạy cảm hơn, đặc biệt dễ bị kích thích với các phản xạ. Bên cạnh đó, nam giới dễ gặp phải rối loạn tinh thần hơn bao gồm lo âu, trầm cảm, stress, giảm khả năng nhận thức và tập trung,…
-
Sức khỏe xương bị ảnh hưởng, nam giới tuổi mãn dục dễ bị loãng xương, gãy xương.
-
Rối loạn tạo máu dẫn tới thiếu máu, suy giảm sức khỏe, dễ mệt mỏi.
Dựa vào các triệu chứng tình dục và toàn thân, bác sĩ có thể nghi ngờ nhưng để chẩn đoán chính xác cần dựa trên kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán mãn dục ở nam giới bao gồm:
-
Xét nghiệm sinh hóa: giúp đánh giá chức năng các cơ quan.
-
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán các bệnh lý và rối loạn liên quan đến tuổi mãn dục.
-
Xét nghiệm nội tiết tố: Thể hiện rõ nhất sự sụt giảm nội tiết tố testosterone và các nội tiết tố sinh sản khác như LH, FSH, estradiol, prolactin,…
Trong đó, tiêu chuẩn vàng để xác định nam giới có đang bước vào tuổi mãn dục không là nồng độ testosterone trong máu xuống thấp quá mức bình thường.
Nồng độ testosterone là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán mãn dục nam
3. Điều trị mãn dục ở nam giới như thế nào?
Ảnh hưởng của mãn dục đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe toàn thân là rất lớn, vì thế bác sĩ sẽ xem xét điều trị với phương pháp thích hợp, dựa trên tình trạng bệnh cũng như mong muốn của người bệnh. Phương pháp điều trị mãn dục ở nam giới phổ biến nhất là thay thế testosterone. Liệu pháp này giúp giảm triệu chứng, nhất là suy giảm chức năng tình dục và cải thiện các triệu chứng toàn thân khác.
Mặc dù có hiệu quả tốt song cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố bởi bổ sung testosterone có thể gây những rủi ro tiềm ẩn, tiêu biểu như làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các dạng bổ sung testosterone khá linh hoạt, bao gồm:
Testosterone dạng miếng dán trên da
Khi sử dụng các miếng dán này, testosterone sẽ dần dần được giải phóng và đi vào máu. Với liệu pháp này, người bệnh sử dụng miếng dán testosterone hàng ngày ở khu vực da khô ráo, có thể là bụng, lưng, đùi, cánh tay,…
Testosterone dạng gel
Dạng gel này cũng được bôi trực tiếp trên da, sau đó ngấm từ từ vào máu.
Testosterone dạng viên nang
Đây là dạng bổ sung bằng đường uống sau bữa ăn, hiệu quả cao song không phù hợp sử dụng cho người có chức năng gan kém, dư thừa canxi, mắc bệnh tim hoặc thận nghiêm trọng.
Có thể bổ sung testosterone dạng tiêm trực tiếp
Testosterone dạng tiêm
Dạng tiêm này sẽ bổ sung nhanh testosterone trực tiếp vào máu, vì thế cần cân nhắc cẩn thận nồng độ và thời gian tiêm phù hợp. Phương pháp này cũng không thích hợp cho bệnh nhân nam mắc bệnh tim, bệnh thận hoặc dư thừa canxi trong máu.
Mãn dục nam là quá trình lão hóa tự nhiên, không thể tránh được nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chậm tiến trình đó bằng cách có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, giảm ăn đồ nhiều dầu mỡ, hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá,... Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng mãn dục gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn và cần điều trị.