Ung thư da hắc sắc tố là căn bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về nguyên nhân, triệu chứng cũng như một số biện pháp dự phòng bệnh một cách hiệu quả.
25/02/2021 | Nguyên nhân ung thư da là vì đâu? Dấu hiệu nhận biết 21/05/2020 | Bác sĩ giải đáp có những loại ung thư da nào hiện nay? 25/05/2019 | Tia cực tím có nguy hại cho da như thế nào?
1. Tổng quát về ung thư da hắc sắc tố
Ung thư da hắc sắc tố còn được biết đến với cái tên u hắc tố ác tính, là một bệnh lý xuất hiện trên da và niêm mạc, khởi phát từ các tế bào sản sinh sắc tố melanin, nằm ở lớp cuối cùng của thượng bì. Các khối u có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như đầu cổ, mắt, thân mình,… đa số là ở chi dưới như đùi cẳng chân, bàn chân, ngón chân,…
Hầu hết các bệnh nhân đều bị di căn từ rất sớm , thông qua các hạch bạch huyết và máu đến các cơ quan khác mặc dù khối u vẫn còn nhỏ, nhất là các cơ quan như gan, phổi, thận, xương,…
Bạn cần lưu ý kỹ nếu như cơ thể có những vết sẫm màu tương tự như trong hình
Bệnh lý này được phân loại thành 4 nhóm chính:
U hắc tố ác tính tại chỗ
Các khối u ở dạng này thường có biểu hiện như một nốt ruồi lớn và đậm dần sau vài năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhất là phụ nữ khoảng tư 40 - 59 tuổi, hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
Thể bệnh lý này tiến triển rất chậm, vì vậy hầu hết các bệnh nhân thường bỏ qua các dấu hiệu bất thường cho đến khi xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như nốt ruồi lớn nhanh, vùng da sậm hơn, trở nên cứng và chảy máu.
U hắc tố nông lan rộng
Đây là dạng thường xuất hiện nhiều hơn so với u hắc tố ác tính tại chỗ. Các khối u thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ, dễ di động, không đều màu, ngoài các vết đen, nâu thường gặp còn có vết màu đỏ, trắng hay xanh lá,… Bờ khối u sần sùi, lồi lõm, nhất là với những người mắc phải bệnh trong thời gian dài.
Các khối u thường phát triển theo chiều ngang và sang hai bên với tốc độ tương đối nhanh. Khi chúng có các biểu hiện như thường xuyên chảy máu, trầy xước, thậm chí loét, chính là dấu hiệu cảnh báo bạn cần được thăm khám trong thời gian sớm nhất có thể.
U hắc tố nốt ruồi chi
Như tên gọi, các khối u thường xuất hiện ở các vùng như bàn tay, bàn chân, giữa các khớp và đốt ngón tay/chân, mép hoặc nền móng tay/chân,… Tuy nhiên, đây là thể bệnh hiếm gặp trên lâm sàng và có thể không di căn sang các vị trí xung quanh trong thời gian dài.
Các khối u thường có bờ không đều nhưng lớn nhanh. Nếu màu sắc của các nốt ruồi lan rộng, thay đổi sang màu nâu nhạt hay nâu sẫm thì bạn có thể nghĩ ngay đến bệnh lý ung thư da hắc sắc tố.
Ung thư hắc tố dạng cục
Vị trí tổn thương có biểu hiện như một nốt ruồi đã xuất hiện trong thời gian dài, qua nhiều tháng hay nhiều năm. Khi mới xuất hiện, đường kính của khối u chỉ khoảng từ 1 - 4mm. Dần dần, chúng tăng kích thước, màu sắc không đều (có thể đen, nâu, xanh,…), đậm hơn, bề mặt lồi lõm, chứa dịch bên trong hoặc chảy máu, có thể dẫn đến loét.
Một số dạng khối u thường gặp trong các trường hợp mắc bệnh
2. Yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này là gì?
Độ tuổi và giới tính
Ở độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng do cơ thể dần xuất hiện các triệu chứng lão hóa, bao gồm các sắc tố trên da. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới gấp 3 lần.
Màu da
Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người người da đen. Còn đối với người da đỏ và da vàng chỉ ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, với người da đen tóc vàng bẩm sinh thường có nguy cơ cao hơn cả.
Ngoài ra, người có tàn nhang và nốt ruồi nhiều hơn 20 nốt cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này.
Yếu tố di truyền
Thế hệ thứ hai của bệnh nhân mắc ung thư da hắc sắc tố thường cao gấp 4 lần so với người bình thường. Vì vậy, hãy thực hiện các biện pháp dự phòng nếu bạn có người thân mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, hội chứng nốt ruồi (có khả năng di truyền) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Mắc một số bệnh lý từ trước
-
Bệnh sừng hóa vảy (actinic keratosis): hay còn được gọi là bệnh dày sừng quang hóa, hình thành từ các tổn thương do tia tử ngoại gây ra. Khi bệnh lý tiến triển nặng có thể chuyển biến thành ung thư.
-
Bệnh xơ da nhiễm sắc: khởi phát từ những tổn thương bởi tia cực tím gây ra. Người mắc phải có nguy cơ mắc bệnh ung thư da hắc sắc tố rất cao và các bệnh lý ác tính khác ở phần mềm. Khả năng các trường hợp này thường mắc bệnh trước 25 tuổi.
-
Tổn thương sắc tố bẩm sinh: hội chứng nốt ruồi loạn sản, nốt ruồi bẩm sinh (có các yếu tố như mặt gồ ghề không đều, sẫm màu, nhiều lông) mảng hắc tố càng rộng nguy cơ bị ung thư càng cao.
Ánh nắng
Thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh nắng với cường độ mạnh trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bạn.
Nội tiết
Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai thường xuyên trên 5 năm, đồng thời các trường hợp mang thai muộn (trên 30 tuổi) thường có tỷ lệ mắc bệnh cao. Đặc biệt bệnh lý này thường phát triển nhanh và di căn sớm trên những phụ nữ có thai.
Nếu tính chất công việc, hãy sử dụng các vật dụng bảo hộ để phòng tránh tác hại của tia cực tím
3. Biện pháp nào sẽ giúp dự phòng hiệu quả?
Hầu hết các bệnh nhân đều bị di căn từ rất sớm , thông qua các hạch bạch huyết và máu đến các cơ quan khác mặc dù khối u vẫn còn nhỏ, nhất là các cơ quan như gan, phổi, thận, xương,… Tỷ lệ tử vong với những trường hợp đã di căn có thể lên đến 90%.
Vì vậy, bạn cần phải lưu ý cẩn thận các dấu hiệu bất thường trên cơ thể nếu bản thân thuộc một trong các nhóm yếu tố nguy cơ trên. Đồng thời, phải đến tiến hành thăm khám và tiến hành các xét nghiệm thăm dò, chẩn đoán trong thời gian sớm nhất.
Bạn nên đi thăm khám để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người thân yêu khỏi căn bệnh ung thư da hắc sắc tố, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tình, chu đáo nhất. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.56.56.56.