Triệu chứng hạ kali máu và cách điều trị | Medlatec

Triệu chứng hạ kali máu và cách điều trị

Đối với cơ thể, kali có vai trò vận chuyển tín hiệu điện đến các tế bào nên rất cần cho sự hoạt động của cơ bắp và tế bào thần kinh. Kali còn tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi hạ kali máu, cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu các triệu chứng hạ kali máu và cách điều trị.


30/07/2022 | Làm cách nào để xử trí tăng kali máu?
18/07/2021 | Bác sĩ Dinh dưỡng hướng dẫn chế độ ăn giúp hạ kali máu

1. Như thế nào là hạ kali máu?

Bình thường, nồng độ kali máu của mỗi người ở trong ngưỡng 3.5 - 5.2 mmol/ lít máu. Hạ kali máu tức là nồng độ kali trong máu thấp hơn mức bình thường vừa được nêu, đặc biệt nếu nồng độ này dưới 2.5 mmol/l thì bệnh nhân cần được cấp cứu ngay để bảo vệ sự sống.

Mô tả về hạ kali máu và cách điều trị

Mô tả về hạ kali máu và cách điều trị

Hạ kali máu là tình trạng kali máu ở mức dưới 3,5 mmol/l - một dạng rối loạn điện giải lâm sàng thường gặp; xuất hiện với khoảng 20% bệnh nhân đang nằm viện, 10 - 40% bệnh nhân đang điều trị bằng lợi tiểu Thiazide. Bình thường, với cơ thể khỏe mạnh, kali máu trong ngưỡng 3 - 3,5 mmol/l có thể bù trừ tương đối tốt nhưng với người bị bệnh lý tim mạch thì có thể chịu những hậu quả nghiêm trọng do hạ kali máu nên cần được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị ngay.

Nguyên nhân gây hạ kali máu gồm:

- Sự dịch chuyển kali qua màng tế bào.

- Giảm cung cấp kali vào cơ thể.

- Mất kali qua đường tiêu hóa, qua thận.

- Thiếu hụt magie huyết. 

2. Nhận diện triệu chứng hạ kali máu

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng hạ kali máu lâm sàng giai đoạn đầu thường gồm: đau - yếu cơ, chuột rút, liệt, mệt mỏi, táo bón, tim đập nhanh, ngứa, tê, tiểu nhiều lần và hay bị khát, có những cơn co cứng cơ và co giật.

Một số trường hợp có triệu chứng hạ kali máu nghiêm trọng sẽ xuất hiện tình trạng:

- Ngất xỉu do huyết áp bị tụt.

- Có hành vi bất thường:  ảo giác, lú lẫn, mê sảng, rối loạn tâm thần,...

Cũng sẽ có trường hợp bị hạ kali máu nhưng không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây. Vì thế, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để làm kiểm tra giúp đưa ra chẩn đoán đúng.

2.2. Các triệu chứng cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ đưa ra những kiểm tra cần thiết để có cơ sở kết luận về hạ kali máu:

- Xét nghiệm kali máu: 

+ Nồng độ kali máu 3 - 3.5 mEq /L: hạ kali máu nhẹ.

+ Nồng độ kali máu < 3 mEq /L: hạ kali máu nghiêm trọng.

Thông qua xét nghiệm này bác sĩ còn đánh giá được chức năng thận và tình trạng điện giải để bổ sung kịp thời.

- Điện tâm đồ, kiểm tra nhịp tim để kiểm tra bất thường vì triệu chứng hạ kali máu cận lâm sàng thường là loạn nhịp tim. Trên ECG triệu  chứng hạ kali máu khá đa dạng, sóng T dẹt, có sóng U, QT kéo dài, ST chênh xuống.

Tim đập nhanh bất thường là một trong các triệu chứng hạ kali máu

Tim đập nhanh bất thường là một trong các triệu chứng hạ kali máu

3. Biến chứng của hạ kali máu và giải pháp điều trị

3.1. Những biến chứng xảy ra khi bị hạ kali máu

Kali chủ yếu nằm bên trong tế bào nên trong máu chỉ là một lượng rất nhỏ nên chỉ cần kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ kali máu bất thường một chút thôi thì đều ảnh hưởng đến lượng kali toàn cơ thể. Vì thế, nếu không nhận diện triệu chứng hạ kali máu sớm để điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng:

- Giảm sức bóp cơ tim, nhịp tim chậm, nhịp nhanh xoắn đỉnh. Những biểu hiện này có thể gây rối loạn nhịp và khiến người bệnh bị ngừng tim.

- Ngừng tuần hoàn nếu cấp cứu không phát hiện hạ kali máu thì sẽ đánh mất sự sống.

- Liệt cơ hô hấp, suy hô hấp, liệt chân tay.

3.2. Biện pháp điều trị hạ kali máu

Về cơ bản, hạ kali máu được xem là cấp cứu nội khoa có tiên lượng nặng, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đã nói ở trên nên người bệnh cần được chẩn đoán đúng để điều trị sớm.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng hạ kali máu và phân loại mà bác sĩ sẽ cân nhắc liệu pháp thay thế kali. Ngay khi có kết quả chính xác, việc điều trị sẽ được bắt đầu.

Thường thì những người có nồng độ kali vừa phải hoặc thấp ở mức nhẹ, triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng sẽ bù kali bằng đường uống. Phương pháp điều trị này an toàn, dễ quản lý, dễ hấp thu qua đường tiêu hóa mà ít tốn kém. Nếu dùng chế phẩm liều cao có thể gặp phản ứng phụ gây nôn, kích ứng dạ dày.

Khi nghi ngờ triệu chứng hạ kali máu người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời

Khi nghi ngờ triệu chứng hạ kali máu người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời

Trường hợp nồng độ kali máu dưới 3 mEq /L hay triệu chứng hạ kali máu nghiêm trọng, có rối loạn nhịp tim, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định truyền kali tĩnh mạch.

Riêng với những trường hợp từ triệu chứng đến kết quả xét nghiệm đều cho thấy hạ kali máu nghiêm trọng sẽ phải kết hợp cả kali đường uống và truyền tĩnh mạch.

Người bị hạ kali máu đang điều trị cần được xét nghiệm kali thường xuyên để tránh trường hợp kali máu tăng quá cao gây rối loạn nhịp dẫn đến tử vong. Một số trường hợp bị hạ kali máu nặng bác sĩ sẽ cân nhắc bổ sung magie.

4. Biện pháp phòng ngừa hạ kali máu

Để phòng ngừa nguy cơ bị hạ kali máu nên áp dụng các biện pháp sau:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể và không bia rượu.

- Không nên kéo dài các hoạt động thể chất nặng quá sức.

- Nói không với thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thảo dược,... có thể làm cho kali máu hạ.

- Luôn dùng thuốc có chỉ định và đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với theo dõi và dự phòng kali máu trong thời gian điều trị.

- Người bị tiểu nhiều, tiêu chảy do sử dụng thuốc lợi tiểu cần được bù lượng kali máu hàng ngày bị mất đi.

- Người có nguy cơ cao với hạ kali máu cần bù kali đường uống.

- Tăng cường bổ sung trái cây và các loại thực phẩm giàu kali như: đào, cam, chuối, khoai tây,...

Nếu nghi ngờ triệu chứng hạ kali máu quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn xử lý nhanh chóng hoặc có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, thực hiện kiểm tra cần thiết và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp