Có tới 90% bé trai mới sinh gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Tuy là hiện tượng sinh lý phổ biến, nhưng không vì thế mà ba mẹ chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc và theo dõi để có thể can thiệp y tế kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Vậy cần làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?
28/06/2021 | Cắt bao quy đầu ở đâu uy tín, nhanh chóng, không gây đau đớn? 16/06/2021 | Cắt bao quy đầu bao nhiêu tiền? Có những phương pháp nào? 12/06/2021 | Có nên cắt bao quy đầu hay không: Đừng vội thực hiện mà chưa đọc bài viết
1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng trạng hẹp bao quy đầu ở nam giới nói chung và hẹp bao quy đầu ở trẻ em trai nói riêng.
Hẹp bao quy đầu là một hiện tượng bất thường ở dương vật. Khi đó, phần da bao quy đầu ở phía trên không thể kéo (tuột) xuống được ngay cả khi dương vật đang cương cứng. Nếu tuột xuống được thì cũng chỉ lộ ra một phần rất nhỏ (thường là chỉ lộ lỗ tiểu) và khi tuột xuống thì rất khó để kéo lên lại như bình thường.
Hẹp bao quy đầu không chỉ bất tiện trong tiểu tiện mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng
Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó khăn và đau buốt khi đi tiểu do nước tiểu khó thoát ra ngoài và bám lại ở các khe, kẽ bao quy đầu, gây viêm nhiễm dương vật. Bên cạnh đó, hẹp bao quy đầu còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nam giới và đời sống tình dục/ sinh hoạt vợ chồng.
Như thế nào là trẻ bị hẹp bao quy đầu?
Như đã nói ở trên, hầu hết các bé trai mới sinh đều bị hẹp bao quy đầu do lúc này, bao quy đầu và đầu dương vật chưa có sự phân tách. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự hết khi các bé được 5 tuổi (thời điểm quá trình phân tách hoàn thành).
Trường hợp bé trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn bọc lấy đầu dương vật, không thể tuột xuống được khi dương vật cương cứng hoặc trong lúc bé đi tiểu thì rất có thể, bé đã bị hẹp bao quy đầu. Lúc này, cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị, nhất là khi bé gặp khó khăn khi tiểu tiện, kèm theo đó là đầu dương vật bị viêm, sưng, đau.
Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau
2. Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?
Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bố mẹ khi nghi ngờ hoặc nhận thấy bé yêu nhà mình có vấn đề về bao quy đầu. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi tùy tình trạng mà sẽ có những cách can thiệp phù hợp để cải thiện tình hình.
Kéo da quy đầu
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý thì bố mẹ có thể tự thực hiện kéo da quy đầu cho bé tại nhà theo quy trình các bước sau:
-
Thoa chất bôi trơn lên dương vật của bé (có thể dùng Baby Oil, sáp Vaseline hoặc các tinh chất dưỡng thể loại lành tính, chuyên dùng cho trẻ em).
-
Dùng tay kéo nhẹ nhàng da quy đầu ra phía trước, cố gắng kéo càng xa càng tốt. Thực hiện nhiều lần thao tác này.
-
Từ từ kéo ngược bao quy đầu lại phía sau và giữ trong vài phút. Thao tác này thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng nhất có thể để tránh làm đau bé.
Lưu ý: Thực hiện kiên trì 2 - 3 lần/ngày và ít nhất trong 1 - 2 tháng. Có thể thay đổi môi trường thực hiện bằng cách ngâm bé trong nước ấm để làn nước phân tán tư tưởng của bé, giúp bé thoải mái, dễ chịu và hợp tác hơn. Nếu sau 2 tháng mà kết quả không như mong đợi, cần thay thế bằng biện pháp khác.
Bố mẹ có thể tự thực hiện kéo bao quy đầu cho bé (đúng kỹ thuật và kiên trì) để cải thiện tình trạng
Thoa thuốc hẹp bao quy đầu ở trẻ
Nếu cách phía trên không mang lại hiệu quả tích cực thì bố mẹ có thể bôi thêm thuốc (thường là thuốc mỡ chứa steroid) trong quá trình kéo da quy đầu. Nhưng lưu ý là trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thường thì thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em sẽ là thuốc mỡ Betamethasone 0,05%, có tác dụng thúc đẩy quá trình căng da, giúp da quy đầu mỏng và dễ kéo căng. Bố mẹ có thể sử dụng thuốc kết hợp với thao tác kéo da quy đầu như đã hướng dẫn ở trên. Chỉ khác là trước lúc thực hiện sẽ bôi một lượng thuốc vừa đủ vào cả phần trong lẫn phần ngoài của bao quy đầu. Thực hiện kiên trì 2 - 3 lần/ngày và ít nhất trong 3 tháng. Sau thời gian này, tình hình không cải thiện thì có thể nghĩ đến việc phẫu thuật.
Nong bao quy đầu
Trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể được tiểu phẫu bằng cách nong bao quy đầu. Bố mẹ hoàn toàn yên tâm bởi quy trình kỹ thuật rất đơn giản và nhanh gọn, sau 3 - 5 phút là có thể hoàn thành ca tiểu phẫu. Vấn đề quan trọng là sau khi tiểu phẫu xong, bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận bởi lúc này bé có thể bị đau, chảy máu ở phần quy đầu.
Với những trẻ lớn (thanh thiếu niên), bước vào độ tuổi dậy thì mà bao quy đầu quá khít, các kỹ thuật trên khó thực hiện và không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bao quy đầu.
Với các trẻ lớn, bị hẹp bao quy đầu nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định nong hoặc cắt bao quy đầu
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê xung quanh bộ phận sinh dục nam, chuẩn bị dụng cụ cắt rồi bắt đầu tiến hành cắt, mở rộng bao quy đầu và loại bỏ vòng hẹp. Thường thì biện pháp phẫu thuật này sẽ gây sưng và đau cho dương vật, nhưng nếu được chăm sóc hậu phẫu đúng cách thì người bệnh sẽ nhanh chóng bình phục.
Tóm lại, trẻ bị hẹp bao quy đầu là hiện tượng thường gặp ở các bé trai với triệu chứng và mức độ khác nhau. Ba mẹ cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng và mức độ này để có cách can thiệp, điều trị phù hợp.
Trường hợp không biết trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao thì tốt nhất nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Trong đó, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bố mẹ.
Tại đây, bố mẹ sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết quy trình khám chữa bệnh. Đặc biệt là các bé sẽ được thăm khám và thực hiện phẫu thuật bởi các bác sĩ đầu ngành với trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao, cùng với trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ và vô trùng.
Vì thế, mọi thắc mắc hay nhu cầu khám chữa bệnh, đừng quên liên hệ Hotline 1900 565656 để được các tư vấn viên hướng dẫn cụ thể và đặt lịch nhanh chóng.