Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú. Để bảo vệ bản thân, chị em ngày nay thường lựa chọn biện pháp chích ngừa ung thư cổ tử cung. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý và biện pháp chích ngừa hiện nay.
04/11/2020 | Gói tầm soát ung thư cổ tử cung - Giải pháp an tâm sống khỏe 17/10/2020 | Cảnh giác mắc ung thư cổ tử cung từ triệu chứng không điển hình 15/10/2020 | Ung thư cổ tử cung cơ hội chữa khỏi lên tới 90% khi phát hiện sớm
1. Tìm hiểu chung về ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là bộ phận nằm ở giữa khu vực thân tử cung và âm đạo, liên kết hai bộ phận trên lại với nhau. Trong trường hợp các tế bào ở cổ tử cung bị đột biến theo chiều hướng xấu mà không được phát hiện kịp thời, chúng sẽ có khả năng hình thành các khối u ác tính tại vị trí đó và gây khó khăn cho sức khỏe người bệnh. Lúc này người bệnh đã mắc phải ung thư cổ tử cung.
Minh họa cổ tử cung khi có các khối u
Tuy rất nguy hiểm nhưng thống kê cho thấy đây là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Nguyên nhân
Trên thực tế vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra được nguyên nhân mắc bệnh có liên quan chặt chẽ đến các chủng loại virus HPV. Các báo cáo y tế có thống kê, có đến hơn 13 chủng virus HPV có tiềm tàng các khả năng gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Trong đó 70% trường hợp mắc bệnh là do hai loại virus HPV - 16 và virus HPV -18 gây nên.
Ngoài virus HPV thì phụ nữ cũng có khả năng bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung bởi các nguyên nhân khác như:
-
Không áp dụng các biện pháp bảo vệ trong quan hệ tình dục.
-
Hệ miễn dịch cơ thể đang yếu.
-
Nhiễm vi khuẩn lậu, chlamydia hoặc giang mai qua đường tình dục.
-
Người béo phì thừa cân hoặc người có thói quen hút thuốc lá.
-
Phụ nữ dùng thuốc diethylstilbestrol trong suốt quá trình mang thai.
-
Mang thai sớm (dưới 17 tuổi) hoặc mang thai nhiều lần.
-
Sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian dài.
-
Do yếu tố di truyền.
Béo phì cũng là một nguyên nhân tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
-
Bảo vệ bản thân khỏi virus HPV: đặc biệt ở các phụ nữ đã có quan hệ tình dục càng nên quan tâm và chăm sóc bản thân để tránh virus HPV phát triển ở cổ tử cung. Có thể sử dụng bao cao su và hạn chế quan hệ với nhiều người.
-
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung: tiêm vacxin HPV là phương pháp phù hợp nhất cho phụ nữ dưới 26 tuổi. Hiện nay vacxin HPV có khả năng bảo vệ bệnh nhân khỏi hai loại virus là HPV - 16 và HPV - 18.
Như vậy có thể thấy, tiêm phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất hiện nay trong việc phòng ngừa các bệnh lý gây ra bởi virus HPV.
2. Phương pháp chích ngừa ung thư cổ tử cung
Hầu hết các trường hợp mắc phải ung thư cổ tử cung đều có dấu vết của virus HPV, vì thế việc tiêm vacxin HPV hay tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là vô cùng cần thiết.
Độ tuổi chích ngừa
Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra những khuyến cáo về độ tuổi tiêm HPV ở phụ nữ như sau:
Độ tuổi ưu tiên nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung là từ 9 đến 26 tuổi. Đây là độ tuổi tiêm phòng vacxin có hiệu quả nhất.
Phụ nữ từ 27 tuổi trở lên vẫn có thể thực hiện tiêm phòng, kể cả phụ nữ đã từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên hiệu quả của vacxin sẽ không đem lại hiệu quả cao như ở phụ nữ chưa sinh hoạt tình dục.
Phụ nữ nên lựa chọn tiêm vacxin ung thư cổ tử cung để bảo vệ bản thân
Chuẩn bị trước khi chích ngừa
Để thực hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung bạn cần phải lưu ý về điều kiện sức khỏe của bản thân như:
-
Sức khỏe bạn đang ổn định và khỏe mạnh.
-
Không phơi nhiễm với các chủng virus HPV.
-
Đảm bảo bạn không tiêm bất cứ loại vacxin nào khác trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm vacxin ung thư cổ tử cung.
-
Đảm bảo bạn đang không dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Trong trường hợp có sử dụng thì nên thông tin cho bác sĩ đang chịu trách nhiệm tiêm phòng cho bạn.
Quá trình tiêm vacxin ung thư cổ tử cung được chia thành nhiều đợt tiêm, thông thường sẽ là 3 mũi tiêm cho người trưởng thành và 2 mũi tiêm cho trẻ dưới 15 tuổi. Vì vậy khi quyết định tiêm vacxin này, bạn nên tham khảo ý kiến và đặt lịch trước với bác sĩ để chọn được thời gian phù hợp.
Hiện nay có hai loại vacxin ung thư cổ tử cung được sử dụng là vacxin Gardasil (Mỹ) và vacxin Cervarix (Bỉ). Hai loại này có thời gian tiêm khác nhau như sau:
-
Vacxin Gardasil của Mỹ: sử dụng với phụ nữ ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Vacxin này được chia thành 3 lần tiêm. Lần đầu tiên sẽ là ngày tự chọn, phụ thuộc vào quyết định của bạn. Lần tiêm thứ hai sẽ được thực hiện cách lần tiêm thứ nhất 2 tháng. Lần tiêm thứ ba, cũng là mũi tiêm kết thúc, sẽ được thực hiện sau 6 tháng kể từ lần tiêm thứ nhất.
-
Vacxin Cervarix của Bỉ: được sử dụng cho phụ nữ ở độ tuổi từ 10 đến 25 tuổi. Mũi tiêm đầu tiên cũng sẽ được thực hiện vào thời điểm do bạn tự quyết định. Lần tiêm thứ hai sẽ cách lần tiêm thứ nhất 1 tháng. Lần tiêm cuối sẽ cách lần tiêm đầu tiên 6 tháng.
Lưu ý sau chích ngừa
-
Sau khi tiêm vacxin, bạn nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 25 đến 30 phút.
-
Vị trí được tiêm sẽ có trạng thái sưng đỏ kết hợp với đau khi cử động hoặc cơ thể nóng.
-
Có thể bị nổi mẩn ngứa hoặc phát ban một vài giờ.
-
Một số ít trường hợp sẽ có thể dẫn đến sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin. Với tình huống này bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân điều trị ngay tại chỗ.
Thực hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung có nhiều nguy cơ tiềm tàng nếu không lựa chọn đúng cơ sở y tế đảm bảo an toàn, vì thế bạn nên xem xét và lựa chọn thực hiện xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín. Trong trường hợp bạn chưa tìm được bệnh viện thích hợp thì có thể tham khảo và lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bài viết trên đây bao gồm những thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung và phương pháp chích ngừa ung thư cổ tử cung. Rất mong bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức y học bổ ích. Để được tư vấn và sử dụng các dịch vụ do MEDLATEC cung cấp, bao gồm gói tiêm chủng vắc xin ung thư cổ tử cung, các bạn có thể gọi đến Hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.