Tình trạng viêm amidan cấp thường không khó để chữa trị nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân được chỉ định phải cắt bỏ amidan và cũng có trường hợp không cần cắt bỏ. Vậy tình trạng viêm nhiễm như thế nào sẽ phải cắt bỏ amidan?
02/10/2020 | Bệnh viêm amidan có triệu chứng ra sao? Có nên phẫu thuật cắt không? 25/06/2020 | Bệnh viêm amidan mạn có nguy hiểm không? 13/05/2020 | Người bị viêm amidan có nên đi cắt hay không?
1. Viêm amidan cấp là tình trạng như thế nào?
Amidan là thành phần quan trọng nằm trong vòm họng, nó giữ vai trò trong việc chống lại những loại vi khuẩn hoặc virus đang có ý định xâm hại cơ thể qua đường hô hấp và đường ăn uống. Trong một vài trường hợp bất khả kháng, amidan trong cơ thể không thể kháng được hết vi khuẩn cũng như virus xâm nhập khiến cho amidan bị viêm nhiễm.
Tình trạng viêm amidan cấp là một dạng của bệnh viêm amidan, khi mà vùng niêm mạc amidan bị viêm nhiễm. Căn bệnh này thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở độ tuổi chưa trưởng thành, chủ yếu từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh có thể được chữa trị một cách dễ dàng nếu được phát hiện sớm và phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh viêm amidan cấp (hay viêm amidan cấp tính) có triệu chứng bệnh điển hình là đau rát họng, khó nuốt thức ăn. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện khác nhau nhưng hầu hết người bệnh sẽ có triệu chứng:
-
Cơ thể bị sốt, đôi lúc sẽ sốt cao lên tới 39, 40 độ C.
-
Đau nhức đầu, đau mỏi người, cảm giác mệt mỏi toàn thân.
-
Ngứa cổ họng, đôi lúc sẽ bị ho đờm hoặc ho khan.
-
Thường bị mất ngủ do đôi lúc bị khó thở, giọng có thể bị khàn hoặc lạc giọng.
-
Có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng.
-
Sưng hạch bạch huyết.
Hiện tượng đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của viêm amidan cấp
2. Viêm amidan cấp có lây truyền được không?
Tình trạng viêm amidan cấp có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
-
Viêm nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh: Hầu hết các loại vi khuẩn thông thường đều sẽ được amidan kháng lại được. Tuy nhiên, cũng sẽ có những loại vi khuẩn quá mạnh có thể xâm hại cơ thể chúng ta mà amidan không thể chống chọi lại (như vi khuẩn Streptococcus, xoắn khuẩn, liên cầu, tụ cầu,...). Các loại vi khuẩn này bản chất đã được tích tụ sẵn trong niêm mạc họng sau một khoảng thời gian dài chỉ chờ khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi để chúng gây hại hoặc chúng được đưa vào cơ thể một cách ồ ạt qua đường hô hấp khiến cơ thể không trở tay kịp.
-
Viêm amidan cấp do các loại virus gây ra: Một số loại virus như sởi, Herpes và cúm cũng sẽ là tác nhân dễ gây viêm amidan cấp tính.
Nguyên nhân chính khiến người bệnh bị viêm amidan cấp là do sự xâm hại của các loại vi khuẩn, virus
Song song với 2 nguyên nhân chính trên thì các yếu tố rủi ro sau đây cũng làm gia tăng nguy cơ người bệnh bị viêm amidan cấp:
-
Người vệ sinh răng miệng kém.
-
Người bệnh bị cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản, cảm cúm,...
-
Thường xuyên sử dụng đồ uống, thức ăn lạnh.
-
Có thói quen hút thuốc lá, hoặc hít thuốc thụ động từ người khác.
-
Sinh sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
-
Thời tiết thay đổi đột ngột.
Bên cạnh đó, không ít người lo ngại rằng bệnh viêm nhiễm về amidan có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cho thấy bệnh viêm amidan cấp có thể lây nhiễm mà hầu hết là do các tác nhân gây bệnh được kể trên.
Mặc dù căn bệnh này không thực sự gây nguy hiểm lớn cho tính mạng con người nhưng các biến chứng của bệnh mang đến không chỉ khó chữa trị triệt để mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Viêm amidan cấp còn gây nên các biến chứng như: sốt thấp khớp (được cho là biến chứng nguy hiểm nhất), viêm mô tế bào amidan, khó thở, thậm chí bị ngừng thở khi ngủ, viêm cầu thận, áp xe quanh amidan,...
3. Chữa bệnh viêm amidan cấp bằng cách nào?
Viêm amidan cấp có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian được không?
Có rất nhiều cách chữa bệnh viêm amidan được mọi người truyền tai nhau để thực hiện: Sử dụng các loại nước lá nghiền thiên nhiên (lá rau diếp cá, lá húng chanh,...), kết hợp mật ong với chanh tươi, củ nghệ tươi, uống các loại trà thiên nhiên (trà gừng, bạc hà, xanh,...) hay súc miệng bằng nước muối ấm. Hầu hết các phương pháp này đều khá an toàn cho cơ thể nhưng lại không đảm bảo được tính hiệu quả cao bởi các tính chất bệnh có thể khác nhau chứ không phải ai cũng giống nhau. Vậy nên người bệnh vẫn nên tìm đến sự trợ giúp của các y bác sĩ có chuyên môn trước để chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.
Có thể điều trị bằng tây y: uống kháng sinh chống viêm, tăng cường sức đề kháng,... nhưng bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa chứ không được tự ý điều trị bằng thuốc tự mua.
Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc nhưng lại xuất hiện các triệu chứng bất thường khác hoặc tình trạng bệnh mãi không thuyên giảm thì hãy lập tức đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân, tránh các biến chứng nặng.
Có thể dùng mật ong để chữa trị bệnh viêm amidan cấp
4. Bị viêm amidan cấp có cần cắt bỏ amidan không?
Có ý kiến cho rằng: “Bị viêm amidan cấp phải cắt bỏ phần amidan thì mới khỏi bệnh”, đây là ý kiến không đúng nhưng cũng không hoàn toàn sai. Nếu tình trạng bệnh có tiến triển tốt khi thực hiện các phương pháp điều trị dân gian hoặc sử dụng thuốc uống thì đó là điều quá tốt rồi. Trên thực tế, chỉ khi cấp bách và thật cần thiết thì bác sĩ mới chỉ định cắt amidan, đó là các trường hợp sau:
-
Viêm amidan lặp lại nhiều lần (5 - 6 lần/năm), gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp,...;
-
Amidan sưng to, ăn uống khó khăn, khó thở;
-
Amidan gây hôi miệng, ác tính.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được rất nhiều gia đình tin tưởng làm chỗ dựa vững chắc cho tình hình sức khỏe cả gia đình. Quý bạn đọc có nhu cầu khám chữa bệnh hãy liên hệ với bệnh viện qua số 1900 56 56 56 để dễ dàng đặt được lịch khám bệnh bất kỳ lúc nào tại 3 cơ sở lớn tại Hà Nội.