Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát cơ bản | Medlatec

Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát cơ bản

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp mỗi cá nhân biết được thể trạng của mình đồng thời phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe để có phương án xử lý hiệu quả. Điều đáng nói là không phải ai trong chúng ta cũng hiểu về ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát nên sẽ khó tránh khỏi tâm lý băn khoăn. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những chỉ số khám sức khỏe cơ bản nhất để bạn đọc tham khảo.


23/06/2022 | Cẩm nang sức khỏe: thời điểm nào nên khám sức khỏe định kỳ?
23/06/2022 | Trước khi khám sức khỏe tổng quát nữ, bạn nên biết

1. Các hạng mục cơ bản được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát

Thông thường, khám sức khỏe tổng quát gồm có:

- Khám lâm sàng: đánh giá biểu hiện lâm sàng đối với các cơ quan bên trong cơ thể như cơ xương khớp, hệ hô hấp, hệ thần kinh, răng hàm mặt, da liễu,... Ngoài ra, tùy vào yếu tố nguy cơ và đặc điểm của mỗi cá nhân nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ mở rộng phạm vi khám đối với một số chuyên khoa khác.

Mọi bất thường trong kết quả khám cận lâm sàng đều được bác sĩ giải thích cặn kẽ

Mọi bất thường trong kết quả khám cận lâm sàng đều được bác sĩ giải thích cặn kẽ

- Xét nghiệm máu và nước tiểu: công thức máu, mỡ máu, đường máu, men gan, viêm gan,...

- Chẩn đoán hình ảnh: chủ yếu là các chẩn đoán mang tính chất thường quy như: X-quang lồng ngực, cột sống cổ,...;siêu âm tuyến giáp; siêu âm ổ bụng;...

- Thăm dò chức năng: đo mức độ loãng xương, điện tâm đồ,...

2. Ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát cơ bản 

Có rất nhiều chỉ số khác nhau xuất hiện trong bảng kết quả khám sức khỏe, dưới đây chúng tôi chỉ xin chia sẻ về ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát cơ bản cần lưu tâm:

2.1. Chỉ số thành phần trong xét nghiệm công thức máu

- WBC: Số lượng bạch cầu có trong mỗi đơn vị thể tích máu

+ Mức bình thường: 4.300 - 10.800 tế bào/mm3

+ Mức cao, nguy cơ: bệnh máu ác tính, bệnh bạch cầu,...

+ Mức thấp, nguy cơ: thiếu máu do bất sản, thiếu folate,...

- RBC: Số lượng hồng cầu (erythrocyte count) có trong mỗi đơn vị thể tích máu

+ Mức bình thường: 4.2 - 5.9 triệu tế bào/cm3.

+ Mức cao, nguy cơ: tăng hồng cầu, mất nước.

+ Mức thấp, nguy cơ: thiếu máu.

- HB (HBG): Huyết sắc tố có trong mỗi đơn vị thể tích máu

+ Mức bình thường: 13 - 18 g/dl (nam giới) và 12 - 16 g/dl (nữ giới).

+ Mức cao, nguy cơ: mất nước, bệnh tim hoặc phổi.

+ Mức thấp, nguy cơ: thiếu máu, phản ứng gây tan máu.

- HCT: Tỉ lệ thể tích hồng cầu/thể tích máu toàn bộ

+ Mức bình thường: 45 - 52% (nam giới) và 37 - 48% (nữ giới)

+ Mức cao, nguy cơ: rối loạn dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, giảm lưu lượng máu,...

+ Mức thấp, nguy cơ: thai nghén, thiếu hoặc mất máu.

Ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát trong xét nghiệm sinh hóa máu

Ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát trong xét nghiệm sinh hóa máu

- MCV: Thể tích trung bình mỗi đơn vị hồng cầu

+ Mức bình thường: 80 - 100 femtoliter.

+ Mức cao, nguy cơ: thiếu acid folic, bệnh gan, tăng hồng cầu, suy giáp, xơ hoá tuỷ xương,...

+ Mức thấp, nguy cơ: thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu nguyên hồng cầu, nhiễm độc chì,...

- MCH: Số lượng trung bình huyết sắc tố trong mỗi đơn vị hồng cầu

+ Mức bình thường: 27 - 32 picogram.

+ Mức cao, nguy cơ: hồng cầu hình tròn di truyền nặng, có yếu tố ngưng kết lạnh.

+ Mức thấp, nguy cơ: chớm thiếu máu và sắt, thiếu máu nói chung,...

- MCHC: Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong mỗi đơn vị thể tích máu

+ Mức bình thường: 32 - 36%.

+ Mức cao, nguy cơ: thiếu máu tăng sắc trong: hồng cầu hình tròn di truyền nặng, hồng cầu bình thường,...

+ Mức thấp, nguy cơ: thiếu máu đang tái tạo, xơ gan,...

- PLT: Số lượng tiểu cầu trong mỗi đơn vị thể tích máu

+ Mức bình thường: 150.000 - 400.000/cm3.

+ Mức cao, nguy cơ: mất máu, thay thế hoặc ức chế tủy xương, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh,...

+ Mức thấp, nguy cơ: hình thành cục máu đông, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu,...

- LYM: Bạch cầu Lympho

+ Mức bình thường: 20 - 25%.

+ Mức thấp, nguy cơ: nhiễm HIV/AIDS, sốt rét, lao,...

- RDW: Độ phân bố hồng cầu

+ Mức bình thường: 11 - 15%.

Nếu MCV tăng thì là thiếu máu bất sản hoặc giai đoạn trước đối với bệnh bạch cầu. Nếu MCV bình thường thì là tan máu,  thiếu máu ở bệnh lý mạn tính hoặc mất máu cấp tính, bệnh enzym,...

Nếu MCV giảm thì là thalassemia dị hợp tử hoặc bị thiếu máu ở bệnh mạn tính.

+ Mức cao, nguy cơ: càng cao thì càng có sự thay đổi nhiều về độ phân bố hồng cầu.

Nếu MCV tăng: thiếu vitamin B12, thiếu máu tan huyết miễn dịch, ngưng kết lạnh.                     

Nếu MCV bình thường: giai đoạn sớm của thiếu sắt, thiếu folate, thiếu máu do globin,...                    

Nếu MCV giảm: phân mảnh hồng cầu, thalassemia,...

2.2. Chỉ số thành phần có trong xét nghiệm sinh hóa máu

Trong xét nghiệm sinh hóa máu thì ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát như sau:

Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp chi tiết kết quả khám sức khỏe tổng quát để khách hàng được rõ

Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp chi tiết kết quả khám sức khỏe tổng quát để khách hàng được rõ

- GLU: Đường huyết

+ Mức bình thường: 4.1 - 6.1 mmol/l

+ Mức cao, nguy cơ: vượt quá giới hạn cho phép tức là giảm hoặc tăng đường huyết. Nếu tăng trên mức giới hạn là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

- SGOT & SGPT: Chỉ số men gan

+ Chỉ số AST (SGOT): 20 - 40 UI/L

+ Chỉ số ALT (SGPT):  20 - 40 UI/L

+ Mức cao, nguy cơ: vượt quá ngưỡng bình thường cảnh báo gan bị suy giảm chức năng thải độc.

- CHOLESTEROL: Chỉ số mỡ máu

+ Mức bình thường: 3.4 - 5.4 mmol/l.

+ Mức cao, nguy cơ: HDL-Choles cao tức là hạn chế gây xơ tắc mạch máu. 

- BUN: Nitơ của ure trong máu

+ Mức bình thường: 4.6 - 23.3 mg/dl.

+ Mức cao, nguy cơ: sốt, dư đạm, bệnh thận, suy thận,...

2.3. Chỉ số thành phần có trong xét nghiệm nước tiểu

Đối với kết quả xét nghiệm nước tiểu, nên ghi nhớ ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát sau:

- LEU ca: Tế bào bạch cầu

+ Mức bình thường: 10-25 Leu/UL.

+ Chú ý nguy cơ: nếu có bạch cầu trong nước tiểu thì có thể thai phụ đang bị nấm hoặc nhiễm khuẩn và cần làm thêm xét nghiệm khác để xác định vi khuẩn gây viêm.

- NIT: Nhiễm trùng đường tiểu

+ Mức bình thường: 0.05-0.1 mg/dL.

+ Chú ý nguy cơ: nếu tìm thấy nitrite trong nước tiểu tức là bị nhiễm trùng niệu. Nếu dương tính tức là có nhiễm trùng, phổ biến nhất là E. Coli.

- UBG: Bệnh lý ở gan và túi mật

+ Mức bình thường: 0.2-1.0 mg/dL.

+ Chú ý nguy cơ: có Urobilinogen trong nước tiểu thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý về gan làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật.

- Pro: Bệnh ở thận

+ Mức bình thường: 7.5 - 20mg/dL.

+ Chú ý nguy cơ: phát hiện protein trong nước tiểu thì có thể thai phụ đang bị: nhiễm trùng tiết niệu, thận,... Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ ba nếu protein tiểu nhiều thì dễ có nguy cơ tiền sản giật hoặc nhiễm độc huyết.

- Glu: Bệnh tiểu đường.

+ Mức bình thường: trong khoảng 50 - 100 mg/dL.

+ Chú ý nguy cơ: đây là một loại đường có ở trong máu nên nếu tăng đường huyết trong máu thì có thể bị tổn thương thận hoặc mắc bệnh đái tháo đường.

Những chia sẻ về ý nghĩa các chỉ số khám sức khỏe tổng quát trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả khám sức khỏe của mình, tốt nhất quý khách hàng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám để được giải đáp chính xác.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín về lĩnh vực khám sức khỏe định kỳ. Tại đây khách hàng sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu trực tiếp kiểm tra, giải thích và tư vấn cụ thể về kết quả sau kiểm tra sức khỏe. Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám định kỳ có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác thực hiện nhanh chóng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tổng quát nữ là khám những gì và đôi điều lưu ý

Sau 30 là độ tuổi nữ giới bước vào giai đoạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có không ít bệnh lý không thể hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Vì thế, khám sức khỏe là cách để nữ giới chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp nữ giới biết được khám sức khỏe tổng quát nữ là khám những gì.
Ngày 19/04/2023

Khám sàng lọc ung thư là khám những gì, ai nên khám?

Bệnh ung thư có chiều hướng ngàng càng trẻ hóa và tăng về số lượng người mắc. Tuy nhiên, nếu chờ đợi xuất hiện triệu chứng để khám và điều trị thì quá trình sau đó sẽ rất khó khăn, thời gian sống của người bệnh bị rút ngắn. Khám sàng lọc sớm vì thế trở thành giải pháp cần thiết. Vậy cụ thể, khám sàng lọc ung thư là khám những gì và ai nên thực hiện?
Ngày 14/04/2023

Khám nội thần kinh là khám gì và có tác dụng gì?

Khoa Nội thần kinh thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến các yếu tố thần kinh. Vậy khám nội thần kinh là khám gì và khi nào cần khám, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu để giải đáp những băn khoăn này.
Ngày 14/04/2023

Khám tim mạch cần khám những gì và các vấn đề liên quan

Các bệnh lý tim mạch nếu không điều trị hiệu quả từ sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề với sức khỏe và sự sống của người bệnh. Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường bỏ qua triệu chứng, chủ quan không thăm khám,... nên phát hiện bệnh muộn. Vậy khám tim mạch cần khám những gì và khi nào nên khám tim mạch?
Ngày 14/04/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp