Thuốc lợi tiểu: phân loại, công dụng và những lưu ý khi dùng | Medlatec

Thuốc lợi tiểu: phân loại công dụng và những lưu ý khi dùng

Thuốc lợi tiểu có công dụng chính là tăng tiết nước tiểu, lợi niệu và được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Loại thuốc này được dùng để điều trị một số bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.


27/05/2022 | Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đi tiểu buốt có mủ ở nam giới
07/05/2021 | Đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
05/10/2020 | Những nguy cơ nào có thể xảy ra khi sử dụng thuốc lợi tiểu?

1. Thuốc lợi tiểu có tác dụng gì?

Thuốc lợi tiểu có công dụng hỗ trợ quá trình đào thải muối và nước ở thận diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra thuốc còn giúp giảm lượng nước thừa trong các khoảng gian bào và hệ thống tuần hoàn để đảm bảo sự cân bằng của hoạt động sống diễn ra trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu thường được chỉ định cho những trường hợp dưới đây:

  • Người bị xơ gan, suy tim và mắc bệnh về thận: thành phần của thuốc sẽ kích thích thận gia tăng bài tiết nước và muối trong nước tiểu. Để thực hiện được quá trình này, cơ thể sẽ gia tăng lấy nước từ các mạch máu để cân bằng lượng muối và lượng nước trong cơ thể, từ đó giúp giảm thiểu áp lực ở các mạch máu. Nhờ công dụng này, những bệnh nhân bị suy thận sẽ đào thải được bớt dịch thận và nước dư thừa, hạn chế biến chứng do bệnh gây ra;

  • Người bị huyết áp cao: tương tự như những bệnh nhân mắc bệnh thận, người bị cao huyết áp cũng cần phải dùng thuốc lợi tiểu để loại bỏ lượng nước và muối thừa ra ngoài cơ thể;

  • Người bị rối loạn ăn uống, tăng cân, hội chứng cuồng ăn cũng có thể cần phải dùng thuốc lợi tiểu để điều trị;

  • Tác dụng phụ khi dùng quá liều hay ngộ độc aspirin: đây là một loại thuốc chống viêm, trong quá trình dùng thuốc sẽ làm tăng tính kiềm nước tiểu. Do vậy những trường hợp ngộ độc aspirin sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc lợi tiểu để đào thải bớt các thành phần của aspirin.

Thuốc lợi tiểu giúp đào thải nước và muối ra ngoài cơ thể nhanh chóng và dễ dàng hơn

Thuốc lợi tiểu giúp đào thải nước và muối ra ngoài cơ thể nhanh chóng và dễ dàng hơn

2. Những nhóm thuốc lợi tiểu được chỉ định phổ biến hiện nay

Có rất nhiều loại thuốc lợi tiểu khác nhau được bán trên thị trường. Mỗi loại thuốc lại chứa các thành phần và được chỉ định trong những trường hợp khác nhau. Cụ thể là các nhóm thuốc dưới đây:

Nhóm lợi tiểu quai

Tên các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Edecrin, Lasix, Bumex, Troferit,... Đây là nhóm có công dụng mạnh nhất trong số các thuốc lợi tiểu. Thường được chỉ định đối với những bệnh nhân cần lợi tiểu nhiều, người phù phổi hoặc suy tim nặng. 

Ngoài ra, nhóm thuốc lợi tiểu quai còn phù hợp cho những người bị huyết áp cao, giúp điều chỉnh và ổn định huyết áp về mức bình thường. Do thuốc có tác dụng nhanh, mạnh nên rất thích hợp để dùng cho những ca cấp cứu vì tăng huyết áp hay phù phổi cấp.

Nhóm lợi tiểu thẩm thấu

Loại thuốc điển hình nhất ở trong nhóm này đó chính là Manitol với các liều từ 5 - 10 -  20 - 30%. Thuốc có cơ chế hoạt động là tan trong máu, tái hấp thu tại ống thận và lọc ở cầu thận. Thuốc được ứng dụng trong điều trị suy thận cấp giai đoạn đầu, hay dùng cho bệnh nhân cần giảm phù não và phẫu thuật thần kinh, hạ nhãn áp trước khi mổ mắt.

Nhóm lợi tiểu Thiazid

Tên các thuốc thuộc nhóm lợi tiểu Thiazid bao gồm: Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide, Methyl Chlorothiazide,... 

Cơ chế tác động của nhóm thuốc này là giúp giãn mạch, hỗ trợ bài tiết nước tiểu và giảm Canxi niệu, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận,... Những bệnh nhân có triệu chứng tăng huyết áp mức độ nhẹ thường được chỉ định dùng nhóm thuốc lợi tiểu này và sẽ mất khoảng một vài tuần để cảm nhận được hiệu quả của thuốc.

Bên cạnh công dụng nêu trên, nhóm lợi tiểu Thiazid còn phát huy tác dụng đối với những trường hợp đái tháo nhạt do thận, hay phù do tim, gan, thận,...

Nhóm lợi tiểu giữ Kali 

Các thuốc lợi tiểu thuộc nhóm này đó là Triamterene, Amiloride, Spironolactone,... phù hợp cho những bệnh nhân bị huyết áp cao, phù và cần điều hòa lượng kali trong máu. Ngoài ra thuốc lợi tiểu thuộc nhóm này còn hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng thuốc hội chứng Aldosteron do xơ gan thứ phát và u tuyến thượng thận nguyên phát.

Thuốc lợi tiểu giữ kali thường được dùng cho bệnh nhân bị huyết áp cao

Thuốc lợi tiểu giữ kali thường được dùng cho bệnh nhân bị huyết áp cao

Nhóm lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase (C.A)

Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Methazolamide, Fonurit, Acetazolamid,... Thuốc tác dụng trực tiếp đến thận giúp kiềm hóa nước tiểu, tăng thể tích nước tiểu và bài tiết acid. Bệnh nhân bị phù do tim và cần đào thải aspirin, acid uric sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc này. Ở những người bị tăng nhãn áp cũng được khuyên điều trị bằng thuốc lợi tiểu ức chế C.A.

3. Một số tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu cần lưu ý

Thuốc lợi tiểu do được bán rộng rãi trên thị trường nên nhiều người có thể tự ý mua và sử dụng mà không thông qua chỉ định của bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm vì người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nguy hiểm hơn là có thể đe dọa đến tính mạng nếu thuốc gây biến chứng và không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những tác dụng phụ bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu:

  • Cảm thấy chướng bụng, chuột rút và mệt mỏi;

  • Người mắc bệnh suy thận, người cao tuổi khi dùng thuốc lợi tiểu liều cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến các triệu chứng như ù tai, thậm chí là điếc vĩnh viễn;

  • Nếu dùng quá liều lượng có thể làm nghiêm trọng hơn những bệnh lý nền mà bệnh nhân đang mắc phải như: bệnh gout, đái tháo đường, chức năng gan suy giảm, gây vàng da,...;

  • Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim, suy thận cấp và các phản ứng dị ứng,...

Thuốc lợi tiểu có thể gây một số tác dụng không mong muốn

Thuốc lợi tiểu có thể gây một số tác dụng không mong muốn

Để dùng thuốc một cách khoa học hơn và tránh không gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc, giúp đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh thì bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng hoặc quyết định liều lượng của thuốc. Thay vào đó bạn nên đi khám để được chẩn đoán về bệnh lý có thể mình đang mắc phải, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất. 

Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì hãy đi khám tại những bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, cơ sở vật chất công nghệ cao cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt song song 2 chứng chỉ quốc tế (ISO 15189:2012 và CAP) sẽ giúp các khách hàng chẩn đoán chính xác, nhanh chóng tình trạng sức khỏe.  

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ tại MEDLATEC, mời quý bạn đọc liên hệ ngay qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Dấu hiệu sỏi thận ở nữ và phương pháp điều trị bệnh

Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu sỏi thận ở nữ và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 
Ngày 23/06/2023

Bấm huyệt thận du giúp điều trị những vấn đề sức khỏe nào?

Huyệt thận du được biết tới là huyệt đạo nằm ở vị trí quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, phương pháp bấm huyệt thận du được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và cho hiệu quả tương đối tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được một số lợi ích tuyệt vời của phương pháp bấm huyệt này.
Ngày 10/06/2023

Thuốc lợi tiểu Thiazid và 1 số lưu ý khi sử dụng

Thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, giúp điều trị một số bệnh lý về tim mạch, rối loạn điện giải,… Trong đó, nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid là một nhóm thuốc phổ biến và nhiều ứng dụng điều trị trong nhiều trường hợp. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì?
Ngày 10/06/2023

Khám hệ tiết niệu là khám những gì? Nên khám ở đâu?

Hệ tiết niệu có nhiệm vụ đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Khám hệ tiết niệu sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này, kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng. Vậy khám hệ tiết niệu là khám những gì, nên khám ở đâu để đảm bảo chính xác. 
Ngày 10/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp