Xoắn buồng trứng một trong những căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Nó có thể gây những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản cũng như đời sống bình thường của người mắc. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, các dấu hiệu nhận biết ra sao và điều trị như thế nào?
23/02/2021 | Xoắn buồng trứng - biến chứng nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ thời kỳ thai sản 19/01/2021 | Bạn có biết: Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì có thai? 08/01/2021 | U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao?
1. Hiểu biết chung về xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng là hiện tượng buồng trứng xoắn xung quanh các dây chằng cố định buồng trứng tại chỗ. Hiện tượng này có thể làm đột ngột cắt đứt lưu lượng máu dẫn đến buồng trứng, vòi trứng hoặc cả 2 bộ phận này. Càng để lâu buồng trứng sẽ càng thiếu dưỡng chất và nếu không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ dễ bị hoại tử. Đau một bên vùng xương chậu là triệu chứng đầu tiên khi bệnh xuất hiện.
Những đối tượng dễ có nguy cơ bị xoắn buồng trứng:
-
Phụ nữ đang trong giai đoạn sinh đẻ: buồng trứng của những phụ nữ này thường to, dễ di chuyển và rất linh động nguy cơ xoắn cũng dễ xảy ra ở phụ nữ có thai có u nang buồng trứng.
-
Có tiền sử u nang buồng trứng: u xuất hiện ở buồng trứng làm kích thước buồng trứng bị chênh lệch, dễ lật xoay do đó dễ bị xoắn lại.
-
Sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản: Hầu hết sau khi sử dụng các biện pháp này sẽ làm buồng trứng to lên, cộng với những hoạt động mạnh, hoặc các động tác nhảy,... sẽ làm buồng trứng dễ xoắn lại.
-
Người có ống dẫn trứng dài.
-
Những phụ nữ đã từng làm các phẫu thuật vùng chậu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Xoắn buồng trứng một căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ hiện nay
2. Các biến chứng do xoắn buồng trứng gây ra
Xoắn buồng trứng gây nên rất nhiều những biến chứng nguy hiểm cho những ai mắc phải. Đầu tiên nó gây đến những cơn đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của chị em phụ nữ. Nếu không chữa trị kịp thời nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Hoại tử buồng trứng và phải cắt bỏ để bảo vệ tính mạng.
-
Gây vô sinh sau khi cắt buồng trứng và nguy cơ nhiễm trùng đối với các cơ quan lân cận.
-
Trong một số trường hợp nguy hiểm và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
3. Chẩn đoán xoắn buồng trứng bằng cách nào
Ngày nay với sự tiến bộ của y học đã có rất nhiều biện pháp để chẩn đoán xoắn buồng trứng. Với nhiều mức độ cũng như các mức phí khác nhau mà kết quả cho ra sẽ có các mức chính xác khác nhau.
-
Siêu âm buồng trứng: đây là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất, không chỉ vì giá thành rẻ mà kết quả cho ra cũng rất rõ ràng. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh siêu âm như: buồng trứng bị sưng, tình trạng phù nề của các cơ quan, số lượng các mạch máu trên hình ảnh siêu âm để chẩn đoán tình trạng xoắn buồng trứng.
-
Bên cạnh siêu âm vẫn có những biện pháp chẩn đoán y học hiện đại hơn như: chụp CT( chụp cắt lớp vi tính), xét nghiệm cộng hưởng từ( MRI). Với những hình ảnh rõ ràng hơn thì các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán hơn.
-
Một số trường hợp bất khả kháng các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật để xác định cũng như loại bỏ xoắn buồng trứng.
Những phụ nữ từng tham gia các phẫu thuật vùng chậu có khả năng bị xoắn buồng trứng cao hơn
4. Những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân
Xoắn buồng trứng không phải là một căn bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng. Bởi biểu hiện tương đối giống với một số bệnh như: sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa,... Hơn nữa, đây cũng là một căn bệnh cấp tính, do đó cần đặc biệt ghi nhớ những triệu chứng bất thường dưới đây để kịp thời thăm khám tại những cơ sở y tế gần nhất:
-
Đau bụng: Đây được xem là triệu chứng điển hình nhất khi xuất hiện xoắn buồng trứng.Cơn đau dữ dội và bất ngờ ở vùng chậu, , đau thường liên tục hoặc đôi khi là từng cơn. Triệu chứng đau thường không đỡ khi dùng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trong các trường hợp buồng trứng tự tháo xoắn, cơn đau có thể dịu đi.
-
Cảm giác muốn nôn, nôn: Với triệu chứng này có thể làm bạn nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là triệu chứng xuất hiện chiếm 70% trong số các bệnh nhân mắc bệnh.
-
Sốt: Triệu chứng này vẫn thường thấy ở những bệnh nhân bị xoắn buồng trứng. Đặc biệt là khi buồng trứng bắt đầu hoại tử.
Đau vùng bụng dưới - một trong những triệu chứng điển hình của xoắn buồng trứng
5. Phương pháp điều trị xoắn buồng trứng hiệu quả nhất
Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay giúp phát hiện vị trí và tháo xoắn. Phẫu thuật nội soi sẽ được can thiệp để tháo các các nút xoắn buồng trứng. Các cuộc phẫu thuật thường được khuyến cáo thực hiện trong thời gian càng nhanh càng tốt (tốt nhất là thực hiện trong khoảng thời gian 6 tiếng đồng hồ) để đảm bảo khôi phục lưu lượng máu cho buồng trứng. Đồng thời, để tránh trường hợp bệnh tái phát, các bác sĩ sẽ kết hợp các phẫu thuật cố định buồng trứng ngay sau đó.
Phẫu thuật nội soi thường được chỉ định sử dụng nhất, phẫu thuật mở chỉ sử dụng trong trường hợp buồng trứng không được bộc lộ rõ. Đối với những trường hợp xoắn buồng trứng với mức độ nghiêm trọng và thời gian lâu dài khiến cho buồng trứng bị hoại tử do thiếu máu thì phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sẽ được tiến hành.
Thăm khám bác sĩ đình kỳ mỗi năm 2 lần để kịp thời phát hiện bệnh cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh
Xoắn buồng trứng một căn bệnh mang tính chất cấp cứu tuy nhiên không dễ gì có thể phát hiện và phân biệt nó với những bệnh khác. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng một phần giúp đỡ các chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh và mức độ nguy hiểm của nó. Để từ đó có thể yêu bản thân mình hơn thông qua những lần thăm khám định kỳ 2 lần trong năm.
Nếu các bạn vẫn chưa tìm được cơ sở uy tín nào, hãy liên lạc với chúng tôi Medlatec qua hotline 1900565656 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn sớm nhất cho bạn!