Thảo quả - dược liệu gia vị quý hiếm nhiều người chưa biết | Medlatec

Thảo quả - dược liệu gia vị quý hiếm nhiều người chưa biết

Thảo quả là một trong các loại gia vị đặc sản nổi tiếng của các tỉnh miền núi phía Bắc. Xét trên phương diện y học, đây còn là thảo dược quý hiếm với nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh bảo vệ sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu này.


09/01/2023 | Lá sen - dược liệu điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý
07/01/2023 | Trái thần kỳ - thức quả mang lại nhiều giá trị quý báu cho sức khỏe
07/01/2023 | Quả óc chó - vua dinh dưỡng cho sức khỏe

1. Một vài đặc điểm sinh học của thảo quả

Cây thảo quả (sa nhân cóc, đò ho)chủ yếu có ở miền núi phía Bắc, chiều cao tối đa có thể lên tới 3m. Phần thân rễ cây hình giống như củ gừng, một số cây không có cuống hoặc nếu có thì cuống cũng tương đối ngắn, phiến lá cây thảo quả thuôn dài hình bầu dục. Hoa thảo quả có màu đỏ cam và mọc thành chùm. 

Thảo quả được trồng nhiều ở miền núi phía Bắc nước ta

Thảo quả được trồng nhiều ở miền núi phía Bắc nước ta

Quả thảo quả mọc thành chùm bên dưới gốc cây, mỗi quả to khoảng 2cm, bên trong quả có khoảng 20 - 25 hạt, ăn vào có vị ngọt xen chút vị đắng, mùi tương đối nồng. Quả chính là phần quý nhất của cây thảo quả, vừa được dùng như một loại gia vị để chế biến món ăn vừa là dược liệu Đông y. 

2. Tác dụng của dược liệu thảo quả

2.1. Đối với ẩm thực 

Thảo quả là một gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị đậm đà của nhiều món ăn. Quả thảo quả dùng nấu nước phở bò sẽ tạo nên hương vị đặc trưng hấp dẫn thực khách, khiến món ăn này trở thành “quốc hồn” ẩm thực Việt.

2.2. Đối với sức khỏe

2.2.1. Trên phương diện Đông y

Đông y xem thảo quả là một loại dược liệu quý bởi tính ấm, hương thơm nồng, vị cay. Dược liệu thảo quả rất tốt đối với chữa trị các bệnh lý đường hô hấp, giúp tiêu đờm và giảm đau rát ở cổ họng. Ngoài ra, đây còn là dược liệu tự nhiên có công dụng chữa đau chướng bụng, nôn mửa và kích thích tiêu hóa.

Trong các loại gia vị làm nên đặc trưng của món phở không thể thiếu thảo quả

Trong các loại gia vị làm nên đặc trưng của món phở không thể thiếu thảo quả

2.2.2. Trên phương diện Tây y

- Giảm huyết áp

Nghiên cứu về việc dùng 3g thảo quả/ngày ở 20 người trưởng thành bị bệnh cao huyết áp cho thấy sau khi dùng thảo quả 12 tuần thì chỉ số huyết áp đã trở về mức bình thường. Đạt được kết quả này là do hàm lượng oxy hóa trong thảo quả cao và có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.

Các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ thảo quả có thể làm giảm huyết áp vì nó có tác dụng lợi tiểu. Theo đó, thảo quả có thể thúc đẩy tiểu tiện để đẩy lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. 

- Chống ung thư

Các hợp chất có trong thảo quả có thể chống lại tế bào ung thư. Nghiên cứu thực hiện trên chuột chỉ ra: bột từ quả thảo quả có thể làm gia tăng hoạt động của một số loại enzyme chống lại bệnh ung thư. Mặt khác, dược liệu thảo quả còn làm tăng khả năng tiêu diệt của tế bào tự nhiên nhờ đó mà tấn công trực tiếp vào khối u. 

- Chống viêm

Bị viêm lâu dài có nguy cơ tiến triển mạn tính. Thảo quả có thành phần chống oxy hóa cao vừa giúp bảo vệ tế bào trước nguy cơ bị hư hại vừa ngăn viêm nhiễm không xảy ra.

- Cải thiện vấn đề tiêu hóa

Trộn thảo quả với các loại dược liệu khác có thể giảm triệu chứng buồn nôn, khó chịu do vấn đề ở hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu về thảo quả đã chỉ ra nó có thể làm giảm một số vấn đề về dạ dày, nhất là đối với việc làm lành vết loét. Không những thế, thảo quả còn bảo vệ chống lại vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.

Kết hợp thảo quả và một số gia vị khác có thể giảm triệu chứng viêm loét dạ dày

Kết hợp thảo quả và một số gia vị khác có thể giảm triệu chứng viêm loét dạ dày

- Chữa nhiễm trùng, kháng khuẩn

Chiết xuất và tinh dầu thảo quả có chứa hợp chất chống lại một số loại vi khuẩn và vi nấm như: Candida, Staphylococcus và  E. coli. Đây chính là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm. 

Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại về tác dụng kháng khuẩn của thảo quả chỉ được xem xét trên chủng vi khuẩn được cô lập trong phòng thí nghiệm nên đến nay vẫn chưa có được bằng chứng đủ thuyết phục rằng dược liệu này sẽ đem lại công dụng tương tự trên con người.

- Hạ đường huyết

Dùng thảo quả dạng bột có thể làm giảm lượng đường huyết. Nghiên cứu thực hiện trên chuột ăn nhiều chất béo và giàu carb cho thấy lượng đường huyết của chúng tăng cao hơn so với chuột ăn ở chế độ bình thường. 

- Một số công dụng khác của quả thảo quả:

+ Bảo vệ gan thông qua cơ chế làm giảm men gan, cholesterol và triglycerid. Nhờ đó mà thảo quả giúp ngăn ngừa nguy cơ mở rộng gan, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

+ Ngăn chặn tâm lý lo lắng, hồi hộp nhờ vào nồng độ chất chống oxy hóa trong máu thấp và có liên quan với sự phát triển của các chứng rối loạn tâm trạng, đặc biệt là chứng lo âu.

3. Cách dùng thảo quả và một số lưu ý

Nguyên tắc khi dùng thảo quả là bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài quả đi. Nếu cần mùi thơm nồng, đậm vị lan tỏa thì cần đập thật nhỏ quả trước khi đem đi chế biến. Thảo quả có thể được dùng để làm: thuốc, gia vị, ngâm rượu. Muốn đảm bảo hương vị ngon trọn vẹn của loại dược liệu này khi ngâm rượu nên dùng dao cắt đôi quả ra.

Một số trường hợp dùng thảo quả cần lưu ý:

- Thai phụ và mẹ cho con bú không được dùng quá nhiều thảo quả để tránh bị hiện tượng tức ngực, đau bụng, khó thở.

- Bệnh nhân bị sỏi mật hay sỏi thận cần thận trọng, chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại dược liệu này trong bất cứ bài thuốc nào.

- Không nên dùng thảo quả khi bị thiếu máu, gầy yếu.

Liều dùng dược liệu thảo quả như sau: Sắc 3 - 6g thảo quả để uống riêng hoặc phối hợp cùng những vị thuốc khác.

Thảo quả với đặc tính thơm, cay mà ngọt không chỉ thuộc hàng gia vị “nữ hoàng” mà còn là thảo dược quý. Để tránh phản tác dụng và đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu kỹ để cân nhắc liều lượng dùng sao cho hợp lý.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp