Thận ứ nước là một trong những tình trạng bệnh lý của hệ tiết niệu có thể xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau từ thai nhi, trẻ em cho đến người lớn. Mặc dù tình trạng này có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên, không ít trường hợp thận tích nước trong thời gian dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
21/02/2021 | Góc giải đáp: Nên ăn gì sau mổ sỏi thận? 12/01/2021 | Bệnh nhân đối mặt với nguy cơ mất một bên thận vì bất thường mạch thận 23/11/2020 | Một số điều cơ bản người bệnh nên biết trước khi khám thận tiết niệu
1. Tìm hiểu hiện tượng thận ứ nước và nguyên nhân gây bệnh
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là một dạng tổn thương xảy ra khi thận bị giãn to hơn bình thường do lượng nước tiểu không thoát được ra ngoài và tích tụ lại một hoặc cả hai bên thận. Hệ tiết niệu của một người bình thường bao gồm các cơ quan như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang,... phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng. Do đó, bất kể một vị trí nào xảy ra tình trạng tắc nghẽn đều có thể khiến nước tiểu bị tích lũy lại trong thận.
Các cấp độ ứ nước của thận theo tình trạng nghiêm trọng tăng dần
Nguyên nhân gây bệnh
Khi một có một vị trí trong hệ tiết niệu gặp vấn đề cản trở quá trình lưu thông của nước tiểu đều có thể gây ra tình trạng thận ứ nước. Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này có thể là:
-
Ống niệu đạo, lỗ niệu đạo hẹp là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng một hoặc hai bên thận ở trẻ em có hiện tượng ứ nước. Một số trường hợp người lớn phẫu thuật đường điểu để lại sẹo cũng có thể gây nên tình trạng nước tiểu ứ đọng trong thận.
-
Các tình trạng bệnh lý ở hệ tiết niệu như sỏi đường tiểu, trào ngược bàng quang - niệu đạo, viêm đường tiết niệu,... có thể gây tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và ứ đọng lại trong thận.
-
Người có khối u gây chèn ép đường tiểu hoặc phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, mang thai, sa tử cung hoặc nam giới ung thư tuyến tiền liệt cũng được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng thận ứ nước hiện nay.
-
Các dị tật bẩm sinh xảy ra ở đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và tích lũy nước tiểu lại ở thận đối với thai nhi.
-
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ cũng có khả năng dẫn đến tình trạng nước tiểu ứ đọng ở thận là thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên nhịn tiểu, uống nhiều rượu, bia, lạm dụng thuốc Tây,...
Sự hình thành sỏi ở đường tiết niệu sẽ gây tắc nghẽn và ngăn cản quá trình lưu thông của nước tiểu
2. Biểu hiện khi bị thận ứ nước
Tùy vào lượng tích lũy của nước tiểu trong thận mà các chuyên gia chia tình trạng này thành 4 cấp độ theo khả năng nghiêm trọng tăng dần. Những trường hợp xảy ra hiện tượng thận ứ ước sẽ có các biểu hiện như sau:
-
Rối loạn tiểu tiện là triệu chứng phổ biến mà hệ tiết niệu gặp vấn đề bao gồm cả tình trạng nước tiểu bị đọng lại trong thận. Khi đó, các biểu hiện dưới đây sẽ gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:
-
Cảm giác buồn tiểu khiến người bệnh đi vệ sinh liên tục gây ra những khó chịu, bất tiện và tự ti.
-
Đặc biệt, vào ban đêm người bị bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần hơn nhưng lượng nước tiểu rất ít và màu đục. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân.
-
Mỗi khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác đau buốt, rát, tiểu dắt. Một số người còn nhịn tiểu để bớt cảm giác đau sau khi đi vệ sinh. Ở cấp độ nặng, trong nước tiểu đôi khi có lẫn máu.
-
Người bệnh thường xuyên thấy đau tức vùng thắt lưng, hai bên hông. Nhiều người có cảm giác đau vùng bụng theo từng cơn hoặc quặn lại. Cơn đau thường kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn, vã mồ hôi.
-
Các cơn đau và biểu hiện của bệnh tăng dần. Do đó, khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chất lượng để kiểm tra. Trường hợp thận ứ nước kéo dài có khả năng dẫn đến những biến chứng khác như tăng huyết áp, thiếu máu, suy thận,...
Nước tiểu đọng lại lượng lớn ở thận khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn tiểu
3. Phương pháp điều trị thận ứ nước
Phương pháp điều trị tình trạng nước tiểu ứ đọng trong thận chủ yếu là tạo đường thông cho hệ tiết niệu. Tùy vào mỗi nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
-
Trường hợp sỏi đường tiết niệu dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu có kích thước nhỏ thường sẽ được chỉ định thực hiện tán sỏi bằng tia laser. Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn nhờ kỹ thuật không gây đau lại có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến bệnh nhân tái phát bệnh nhiều lần và tốn chi phí cao hơn các cách chữa trị khác.
-
Các loại thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng như kháng sinh, giảm đau, chống nôn,... được chỉ định để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng thuốc không có tác dụng điều trị triệt để mà chỉ hạn chế mức độ nặng hơn và ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng của thận.
-
Đặt ống thông đường tiểu được áp dụng cho những trường hợp hẹp niệu đạo để giúp nước tiểu thoát ra ngoài, giảm tình trạng căng tức của thận.
-
Nếu ống tiết niệu có sẹo do nguyên nhân nào đó, bác sĩ có thể đặt stent để nới rộng đường thoát nước tiểu.
-
Phẫu thuật để cắt bỏ hoặc lấy sỏi ra khỏi đường tiết niệu khi thận phình to và gây ra những cơn đau đớn dữ dội. Ngoài ra, trường hợp khối u hình thành dẫn đến tắc nghẽn đường tiểu, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ để thông ống dẫn.
Cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng bệnh lý ngay khi có biểu hiện nghi ngờ nhằm tránh biến chứng nguy hiểm
Tuy nhiên, những phương pháp điều trị thận ứ nước nói trên chỉ mang tính tham khảo và bổ sung thông tin. Nếu bạn muốn được đảm bảo an toàn thì tốt nhất phải đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Từ đó đưa ra phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Với bất kỳ một dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý nào hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn những vấn đề liên quan đến tình trạng thận ứ nước có thể liên hệ đến hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900.56.56.56. Mọi vấn đề của bạn, chuyên gia tại MEDLATEC sẽ nhanh chóng đáp ứng bất kể khi nào.