Thận trọng: Triệu chứng bệnh Chlamydia và biện pháp phòng ngừa | Medlatec

Thận trọng: Triệu chứng bệnh Chlamydia và biện pháp phòng ngừa

Bệnh Chlamydia thường lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, nó khá phổ biến và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và tích cực điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những triệu chứng bệnh Chlamydia khi người bệnh bị mắc phải và phương pháp bảo vệ người bệnh trước căn bệnh này.


04/01/2021 | Chlamydia sinh dục là bệnh gì, tác động đến sức khỏe như thế nào?
13/12/2020 | Chlamydia test nhanh - Phương pháp phát hiện sớm bệnh Chlamydia
15/07/2020 | Kỹ thuật Realtime PCR trong xét nghiệm bệnh lậu cầu và Chlamydia

1. Tìm hiểu về bệnh Chlamydia 

Đây là loại bệnh tình dục đều xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Nữ giới nếu mắc phải Chlamydia mà không điều trị kịp thời, rất có thể cơ quan sinh sản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, hậu quả là khó hoặc vĩnh viễn không còn khả năng có con về sau. Bên cạnh đó, Chlamydia cũng là nguyên nhân khiến người phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. 

Cơ chế lây truyền của Chlamydia:

Thông thường người mắc Chlamydia sẽ lây nhiễm cho người khác thông qua quan hệ tình dục bằng đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo. 

Một điều đáng lưu ý đối với căn bệnh này đó là nếu bạn đã từng bị mắc Chlamydia và đã được điều trị khỏi, không có nghĩa là bạn sẽ miễn nhiễm với Chlamydia mà vẫn có khả năng sẽ bị nhiễm lại nếu bạn tiếp tục quan hệ tình dục với người mắc Chlamydia. Ngoài ra, Chlamydia còn có khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

2. Các triệu chứng bệnh Chlamydia cần lưu tâm

Hầu như các trường hợp mắc Chlamydia đều không biểu hiện triệu chứng. Nếu có, những dấu hiệu của bệnh cũng không xuất hiện ngay sau khoảng thời gian vài tuần kể từ khi bạn thực hiện quan hệ tình dục với đối phương mắc bệnh. Kể cả không có triệu chứng gì, Chlamydia vẫn có khả năng khiến cơ quan sinh sản của bạn bị tổn thương.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lưu ý những điều bất thường xảy ra đối với cơ thể mình thông qua một số dấu hiệu như sau:

Đối với nữ giới:

  • Bị sốt, thân nhiệt tăng cao;

  • Bụng đau và tiết dịch âm đạo, ra máu bất thường khi chưa tới kỳ kinh nguyệt;

  • Mỗi khi đi tiểu có cảm giác nóng rát.

Đối với nam giới:

  • Có thể sốt;

  • Khi đi tiểu cũng có cảm giác bị nóng rát;

  • Đau vùng bụng dưới;

  • Dương vật nóng rát, ngứa ngáy, tiết dịch màu trắng đục, đặc biệt là xuất hiện mùi hôi khai từ lỗ sáo dương, hay thấy mỗi buổi sáng;

  • Một hoặc cả hai bên tinh hoàn có biểu hiện bị sưng và đau;

  • Tinh dịch ít, loãng, rối loạn xuất tinh, tính có thể kèm máu.


 

Triệu chứng bệnh Chlamydia

Bệnh Chlamydia ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người mắc

Ngoài ra, cả nam giới và nữ giới cũng có nguy cơ bị Chlamydia tại phần trực tràng. Điều này là do hai bên quan hệ tình dục qua hậu môn, hoặc bị lây từ khu vực, bộ phận bị nhiễm khác (chẳng hạn như âm đạo). Việc lây nhiễm này có thể khiến cho vùng trực tràng bị đau, tiết dịch, chảy máu.

3. Chlamydia sẽ để lại những biến chứng gì nếu không được điều trị kịp thời?

Các biến chứng cần của Chlamydia phải kể đến đó là:

Ở nam giới:

  • Viêm tuyến tiền liệt: làm ảnh hưởng tới chức năng cũng như chất lượng của tinh hoàn, tinh trùng yếu khó có khả năng thụ thai;

  • Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, có thể gây vô sinh.

Ở nữ giới:

  • Bị viêm cổ tử cung xuất tiết;

  • Hệ sinh sản nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: bít tắc, dính tử cung, vòi trứng, buồng trứng;

  • Viêm vùng chậu: do vi khuẩn lan truyền khiến tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng bị lây nhiễm, khiến phụ nữ bị thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mạn tính hoặc vô sinh;

  • Viêm niệu đạo: có đến 50% trường hợp bị viêm niệu đạo (biểu hiện đã đề cập ở trên);

  • Ung thư cổ tử cung;

Nữ giới có thể mất khả năng sinh con nếu không được điều trị Chlamydia kịp thời

Nữ giới có thể mất khả năng sinh con nếu không được điều trị Chlamydia kịp thời

  • Khi mẹ bầu mắc Chlamydia, bệnh sẽ lây nhiễm sang bé. Trẻ khi sinh ra có khả năng cao bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt. Bên cạnh đó Chlamydia còn khiến cho mẹ bầu tăng nguy cơ sinh non. Tốt nhất người mẹ cần thực hiện xét nghiệm Chlamydia từ đợt khám thai đầu tiên, vì xét nghiệm, kiểm tra để phòng ngừa và điều trị các vấn đề về sức khoẻ, bảo vệ cả mẹ và bé trong giai đoạn này. 

4. Làm thế nào để hạn chế nguy cơ bị mắc Chlamydia?

Chlamydia lây nhiễm qua đường tình dục nên cách tốt nhất để không bị mắc căn bệnh này đó là không quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo với những người mình chưa biết rõ về tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên nếu vẫn có nhu cầu quan hệ tình dục, bạn cần làm theo các cách như sau:

  • Quan hệ cố định và duy nhất với một người bạn tình, nghĩa là duy trì một mối quan hệ chung thuỷ, lâu dài, một vợ một chồng với người bạn tình không có các bệnh truyền nhiễm đường tình dục;

  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục;

  • Trong thời gian bị nhiễm bệnh và khi đang điều trị bệnh tuyệt đối không quan hệ tình dục;

  • Nếu bạn tình bị Chlamydia, cần chủ động động viên tích cực điều trị để hạn chế nguy cơ lây lan và bệnh tái phát;

  • Đi khám và làm xét nghiệm định kỳ cho cả bản thân và đối phương để phát hiện, điều trị không chỉ bệnh Chlamydia mà còn bệnh tình dục khác kịp thời, nhằm có một đời sống tình dục an toàn, lành mạnh;

  • Đối với những người phụ nữ mang thai và có ý định mang thai cũng cần tầm soát Chlamydia để bệnh không bị lây truyền từ mẹ sang con.

5. Có cơ hội chữa được Chlamydia không?

Chlamydia có thể được chữa khỏi khi được áp dụng phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Việc này sẽ góp phần ngăn chặn sự lây nhiễm Chlamydia và hạn chế tối đa việc tái nhiễm cũng như biến chứng nghiêm trọng về sau. 

Những triệu chứng bệnh Chlamydia thường bị nhầm lẫn với các bệnh sinh dục khác do có các đặc điểm, triệu chứng giống nhau. Do vậy, nếu phát hiện ra các bất thường nêu trên của cơ thể, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và điều trị sớm. Cơ thể mỗi người có những triệu chứng bệnh và đáp ứng thuốc khác nhau, vì vậy không được dùng chung đơn thuốc điều trị với người mắc Chlamydia khi chưa có sự thăm khám, chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Việc tái nhiễm Chlamydia là phổ biến, sau khi bạn hoặc bạn tình đã được điều trị khỏi thì vẫn cần khám và xét nghiệm lại định kỳ.

6. Khi đã điều trị khỏi Chlamydia, sau bao lâu thì được quan hệ tình dục lại?

Khi và chỉ khi đã được bác sĩ tư vấn về mức độ an toàn sau khi đã điều trị dứt điểm thì bạn mới có thể quan hệ lại. Cần tuân thủ việc uống thuốc hết đợt và khỏi bệnh hoàn toàn mới nên quan hệ tình dục trở lại. 

Nữ giới có thể mất khả năng sinh con nếu không được điều trị Chlamydia kịp thời

Tầm soát bệnh Chlamydia để có một thai kỳ khỏe mạnh

Mọi thông tin về bệnh Chlamydia bạn cũng có thể tra cứu trên website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được miễn phí tư vấn cũng như đặt lịch khám ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp