Thai ngoài tử cung trong điều trị hiếm muộn | Medlatec

Thai ngoài tử cung trong điều trị hiếm muộn

Ngày 30/05/2013 Thanh Tùng

Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng gây nguy hiểm trong giai đoạn đầu của thai kỳ.



Thông thường thì bào thai làm tổ trong lòng tử cung (dạ con) của người mẹ, nhưng vì lý do nào đó, thai không làm tổ trong lòng tử cung mà bám ở vòi trứng (gặp nhiều nhất), buồng trứng, hay trong ổ bụng, hoặc cổ tử cung thì gọi là thai ngoài tử cung (TNTC). Khi phát hiện TNTC phải xử trí ngoại khoa, hoặc nội khoa để bỏ thai, nếu không sẽ gây nguy hiểm khi thai vỡ. Với những trường hợp chị em bình thường (không phải trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm) thì TNTC chiếm khoảng 2%; còn với các trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm thì TNTC dao động ở tỷ lệ từ hơn 2% đến 11%.


Lọc rửa tinh trùng để kết hợp cùng trứng tạo thành phôi trong điều trị hiếm muộn vô sinh
Lọc rửa tinh trùng để kết hợp cùng trứng tạo thành phôi trong điều trị hiếm muộn vô sinh
- Ảnh: T.Tùng
 

Một số yếu tố gây ra

Trong điều trị hiếm muộn vô sinh, có kỹ thuật vi phẫu vòi trứng (phẫu thuật làm thông, hay tái tạo vòi trứng). So với phẫu thuật thông thường thì vi phẫu vòi trứng sẽ giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công cũng như giảm được tỷ lệ TNTC sau đó. Theo chuyên gia của Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, sự thành công của điều trị hiếm muộn bằng phẫu thuật vòi trứng và nguy cơ TNTC xảy ra sau đó là phụ thuộc vào việc chỉ định và lựa chọn bệnh nhân; bên cạnh đó là tay nghề của phẫu thuật viên và phương tiện hỗ trợ trong phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng. Một số báo cáo ghi nhận khác cũng cho biết thêm, nếu chuyển phôi (là tổ hợp tạo thành giữa trứng và tinh trùng, trứng và tinh trùng lấy từ vợ và chồng đưa ra môi trường bên ngoài để tạo thành phôi, nuôi dưỡng rồi sau đó chuyển phôi vào buồng tử cung để điều trị hiếm muộn) với nhiều môi trường, bơm phôi mạnh và chuyển phôi ở vị trí quá sâu trong lòng tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ TNTC.
 

Số liệu thống kê ở 1.295 chu kỳ (trường hợp) làm thụ tinh trong ống nghiệm trong năm 2012 cho thấy, tỷ lệ TNTC dao động từ 2,1 - 9,4%; tỷ lệ này tăng cao (11%) ở những trường hợp có kèm bệnh lý vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu, hoặc người có chỉ định thụ tinh ống nghiệm do tắc vòi trứng. Khảo sát cũng cho thấy, những người có tiền căn viêm nhiễm vòi trứng thì tỷ lệ TNTC tăng gấp 5,5 lần. Còn nếu có phẫu thuật vòi trứng trước khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tỷ lệ TNTC tăng 3,6 lần.
 

Tỷ lệ chị em bị viêm nhiễm vòi trứng rất thường gặp, và là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chỉ định của các trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm. Do vậy, các bác sĩ cho rằng cần quan tâm đến chẩn đoán phân biệt TNTC đối với các trường hợp có thai sau điều trị hiếm muộn vô sinh, mà nguyên nhân gây vô sinh có liên quan đến vòi trứng.

Nguồn: thanhnien.com.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp