Biện pháp tối ưu để phát hiện bệnh sớm và tăng tỷ lệ điều trị thành công là tầm soát ung thư. Nhiều người đã biết xét nghiệm máu là một trong những phương pháp được sử dụng khi thực hiện dịch vụ này. Vậy tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
29/08/2019 | U tuyến giáp thể nhú, những thông tin không thể bỏ qua 29/08/2019 | Tầm soát ung thư với xét nghiệm CA 72 - 4 28/08/2019 | Người bị ung thư tuyến giáp thể nhú cần kiêng gì? 27/08/2019 | Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng?
1. Tìm hiểu về xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư
Dấu ấn ung thư hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u trong máu. Đây là chất có trong tế bào ung thư, mô và dịch cơ thể (máu, nước tiểu, dịch não tủy). Các dấu ấn ung thư thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng, theo dõi tái phát, di căn của ung thư đã được chẩn đoán trước đó. Tuy nhiên, chất chỉ điểm có thể tăng do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý lành tính. Hơn nữa, đối với nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn muộn mà chất chỉ điểm vẫn không tăng. Vì vậy xét nghiệm máu có một phần giá trị trong tầm soát ung thư.
Nhiều chuyên gia cho rằng xét nghiệm máu có một phần giá trị trong tầm soát ung thư
2. Xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư được chỉ định khi nào?
Một số loại ung thư có thể tầm soát bằng cách xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm để phát hiện bệnh sớm trên đối tượng có nguy cơ cao và phối hợp với các biện pháp khác.
+ Chỉ số CEA tăng cao trong máu đối với các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, thực quản, vú, vùng đầu cổ, phổi, dạ dày, gan, tụy, buồng trứng.
Chỉ số CEA trong máu có thể tăng cao trong nhiều trường hợp
+ Chỉ số CA 12-5 xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, phổi, vú.
+ Bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng hay tinh hoàn có thể khiến chỉ số AFP tăng cao.
+ CA 19-9 có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày hay tuyến tụy.
+ Kháng nguyên PSA có thể thực hiện trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Các chỉ số này có thể tăng cao trong nhiều trường hợp. Vì vậy để tầm soát ung thư có hiệu quả thì bệnh nhân cần thực hiện phối hợp với các phương pháp khác như chụp CT scan, MRI, nội soi, siêu âm, sinh thiết,... dựa trên chỉ định của bác sĩ.
3. Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả không?
Khi tế bào ung thư phát triển sẽ sinh ra một số chất trong máu. Do đó, khi xét nghiệm máu mà các chỉ số này tăng thì có thể bệnh nhân đã mắc phải ung thư. Nhưng theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về dấu ấn ung thư thì không một xét nghiệm máu nào cho kết quả đáng tin cậy hoàn toàn trong tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm.
Chẳng hạn, khi muốn tầm soát ung thư đại tràng, người ta thực hiện xét nghiệm CEA. Tuy nhiên, CEA cũng tăng cao khi bệnh nhân mắc viêm loét ruột, người hút nhiều thuốc. Hay xét nghiệm CA 12-5 được thực hiện trong tầm soát ung thư buồng trứng. Chỉ số này cũng tăng cao trong một số trạng thái lành tính khác của phụ nữ.
Hơn nữa, khi thực hiện xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phát hiện nồng độ một chất tăng cao thì bệnh nhân sẽ phải thực hiện thêm các kỹ thuật y khoa khác như: chụp CT scan, nội soi, chụp X-quang, chụp PET,... để xác định kết quả chính xác.
Như vậy, việc xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư thường sử dụng trong các trường hợp theo dõi điều trị ung thư. Hoặc được chỉ định với bệnh nhân có nguy cơ cao. Song, đối với những người đang khỏe mạnh thì biện pháp này cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao
Để việc tầm soát ung thư có hiệu quả, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về dấu hiệu khác thường, tiền sử bệnh của cá nhân và người thân trong gia đình. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo độ tuổi và tình trạng hiện tại. Đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để có những tác động tốt đến sức khỏe.
4. Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu nên được thực hiện ở đâu?
Nhiều người cho rằng mắc ung thư được coi là án tử với cuộc sống. Nhưng thực tế, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm. Hơn nữa, chi phí và thời gian điều trị cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Tầm soát ung thư chính là biện pháp tối ưu để cải thiện sức khỏe người bệnh, mang đến cho họ nhiều cơ hội sống.
Thực hiện tầm soát ung thư phải đúng quy trình mới có hiệu quả. Nếu không sẽ lãng phí mà còn gây hại cho sức khỏe. Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế này sẽ được kết hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà các khâu trong quy trình tầm soát ung thư có thể thay đổi.
Đảm bảo được độ an toàn, chính xác và hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ chúng ta không nên bỏ qua khi muốn thực hiện tầm soát ung thư. Bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng, chỉ định siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ,... Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chuyên sâu theo từng loại dấu ấn ung thư. Trong đó, sinh thiết tế bào để đánh giá khối u lành tính hay ác tính là phương pháp phổ biến và hiệu quả. Quy trình này được thực hiện chuyên nghiệp, chính xác bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và hết lòng vì người bệnh.
Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu cũng được chỉ định trong trường hợp có nguy cơ cao. MEDLATEC đáp ứng đầy đủ các loại xét nghiệm như: ung thư vòm họng (SCC), ung thư vú (CA 15-3), ung thư gan (AFP, AFP – L3),... Các xét nghiệm này được thực hiện chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác. Kết quả được trả cho khách hàng chỉ 1 giờ 30 phút kể từ khi nhận mẫu.