Sụn nâng mũi hay nhiều người vẫn gọi là sụn mũi là một trong những chất liệu rất quan trọng và hữu ích trong phẫu thuật nâng mũi. Nhờ có nó, mũi của bạn sẽ cao hơn, đầu mũi dày hơn, khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa. Hiện nay, có nhiều loại sụn nâng mũi và mỗi loại lại có những ưu, nhược điểm riêng. Trong đó, rất nhiều người thắc mắc về có nên nâng mũi bằng sụn tự thân không?
07/03/2023 | Các loại khối u hốc mũi và những ảnh hưởng đến sức khỏe 07/03/2023 | Ngứa mũi ngứa họng - triệu chứng thường gặp của viêm mũi họng dị ứng 07/03/2023 | Các dấu hiệu ung thư mũi xoang cần lưu ý và hướng điều trị 28/02/2023 | Nước mũi có máu: Nguyên nhân và hướng xử trí
1. Sụn mũi là gì?
Sụn nâng mũi hay sụn mũi là một chất liệu giúp nâng đỡ và tạo hình dáng mũi trở nên cân đối và đẹp hơn. Hiện nay, có 2 loại sụn nâng mũi phổ biến đó là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Trong đó:
Sụn tự thân và sụn nhân tạo là 2 loại sụn phổ biến trong kỹ thuật nâng mũi
- Sụn tự thân: Gồm sụn tai, sụn sườn hay có thể là sụn vách ngăn được lấy từ chính cơ thể người bệnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách đúng kỹ thuật và xử lý để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và giúp duy trì thời hạn sử dụng của sụn.
- Sụn nhân tạo: Được chia làm 2 loại đó là sụn silicon và sụn sinh học. Những loại sụn này đã được các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nên đảm bảo an toàn khi đưa vào cơ thể người bệnh. Loại sụn này mềm, dẻo, đàn hồi tốt, tuy nhiên khả năng tương thích sẽ không cao như sụn tự thân. Hơn nữa, nếu không may sử dụng sản phẩm kém chất lượng thì có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.
2. Có nên dùng sụn mũi tự thân để nâng mũi hay không?
Trước hết để giải đáp thắc mắc có nên sử dụng sụn mũi tự thân để nâng mũi hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của phương pháp này:
- Về ưu điểm:
+ Mang lại dáng mũi mềm mại và nét đẹp rất tự nhiên:
+ Vì lớp sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể của khách hàng nên có độ tương thích rất tốt, hạn chế tối đa nhưng phản ứng dị ứng hay tình trạng đào thải.
+ Vì có tính tương thích cao nên khi được đặt vào đầu mũi, sụn sẽ bám vào những phần bên trong mũi và tạo ra một liên kết an toàn và vững chắc. Đặc biệt, dù ở trong mũi rất lâu nhưng những mảnh sụn này cũng không bị bào mỏng và thậm chí còn có thể phòng tránh được tình trạng lộ sóng hay bóng đỏ, đồng thời giúp duy trì dáng mũi đẹp tự nhiên theo thời gian.
Sụn tự thân mang lại vẻ đẹp tự nhiên
+ Sụn tự thân có thể phù hợp với rất nhiều trường hợp có mong muốn được nâng mũi, chẳng hạn những người bị biến dạng mũi do tai nạn, kiểu mũi khó phẫu thuật, mũi đã từng phẫu thuật hỏng,…
+ Đây là một trong những phương pháp rất hiệu quả, cải thiện rất tốt những khuyết điểm của mũi, giúp mũi của bạn cao hơn, đẹp tự nhiên và cân đối, hài hòa với khuôn mặt.
- Về nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì nâng mũi bằng sụn tự thân cũng tồn tại những nhược điểm như sau:
+ Mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng sụn nhân tạo: Cụ thể, khi dùng sụn tự thân để nâng mũi, bác sĩ sẽ phải thực hiện 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Thực hiện tách chiết sụn từ cơ thể của người sử dụng sụn để nâng mũi.
-
Giai đoạn 2: Đo và vẽ dáng mũi phù hợp với người cần thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
-
Giai đoạn 3: Phẫu thuật nâng mũi với sụn tự thân.
+ Trong quá trình thực hiện nâng mũi, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ ở mũi và ở vị trí lấy sụn. Do đó, sẽ có 2 vết mổ và bạn cần chú ý chăm sóc cả 2 vết mổ. Trong khi đó, thực hiện nâng mũi bằng sụn nhân tạo chỉ cần thực hiện và chăm sóc 1 vết mổ tại mũi.
+ Kỹ thuật lấy sụn tự thân rất phức tạp, chỉ có bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm mới có thể thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bên cạnh đó, cơ sở y tế cũng cần đảm bảo có đầy đủ các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình thăm khám và phẫu thuật.
Bạn có thể dựa vào những thông tin về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân để quyết định có lựa chọn phương pháp này hay không.
3. Một số lưu ý khi nâng mũi bằng sụn tự thân
Để việc nâng mũi bằng sụn tự thân đạt kết quả tốt nhất bạn cần chú ý những điều sau:
Sụn tự thân có khả năng tương thích rất tốt
- Không nên nâng mũi quá cao: Nhiều người cho rằng, nâng mũi càng cao thì gương mặt sẽ càng đẹp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên nâng mũi quá cao để tránh làm giảm độ bền của mũi và làm tăng nguy cơ gặp phải một số biến chứng như lòi sụn, lộ sụn hay bóng đỏ đầu mũi,… Hơn nữa, nâng mũi quá cao còn làm hỏng tỷ lệ cân đối của khuôn mặt và làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
- Tránh lạm dụng kéo dài và nâng đầu mũi quá cao: Thực chất, đây là cách chỉnh hình sóng mũi. Nếu thực hiện ở mức độ vừa phải thì sẽ giúp dáng mũi đẹp hơn, thanh thoát hơn. Ngược lại, việc lạm dụng kéo dài sóng mũi sẽ khiến cho mũi ngắn và hếch, đồng thời tỷ lệ biến chứng cao.
- Bạn cũng cần nhớ rằng, không phải bất cứ ai thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân đều có kết quả như mong muốn. Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ có chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm thì cơ hội nâng mũi thành công sẽ rất cao.
Nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy, đảm bảo tay nghề bác sĩ và trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại
Ngược lại, những trường hợp thực hiện nâng mũi tại các cơ sở kém chất lượng, bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật thì dáng mũi sau phẫu thuật có thể không được như mong đợi và còn có thể nguy cơ cao gặp phải một số biến chứng nếu xảy ra một số sai sót trong quá trình phẫu thuật.
Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ sụn mũi là gì và một số ưu điểm cũng như nhược điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Chuyên gia khuyên bạn hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và được trang bị những thiết bị máy móc hiện đại nhất để đảm bảo phẫu thuật an toàn và đem lại kết quả như ý.