Sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại không và cách phòng ngừa | Medlatec

Sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại không và cách phòng ngừa

Sốt virus rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa nhất là từ mùa lạnh sang nóng, tạo điều kiện cho virus phát triển và gây bệnh. Sốt virus ở trẻ đa phần không kéo dài, chỉ diễn biến khoảng 7 - 10 ngày triệu chứng sẽ biến mất và không để lại di chứng nặng cho sức khỏe của trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại không? Nếu có nên phòng ngừa như thế nào?


04/06/2021 | Góc tư vấn: trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt
10/05/2021 | Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị viêm họng sốt bao lâu thì nên đưa đi viện?
07/05/2021 | Sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì để nhanh khỏi bệnh

1. Dấu hiệu nhận biết sốt virus ở trẻ em

Sốt virus là nhóm bệnh chỉ chung ở trẻ em bị sốt do nhiễm virus, nguyên nhân khiến trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Thời điểm giao mùa là lúc các loại virus gây sốt ở trẻ phát triển nhiều nhất, dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Trẻ mắc bệnh nếu không được tự cách ly có thể lây lan nhanh chóng cho các trẻ khác trong môi trường lớp học, dẫn tới dễ bùng phát.

Sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại

Sốt virus là nguyên nhân gây sốt cao đến rất cao ở trẻ

Các nhà khoa học hiện xác định khoảng hơn 200 loại virus gây sốt ở trẻ nhỏ, phổ biến như: virus sởi, thủy đậu, Enterovirus, virus viêm não Nhật Bản, Myxo virus, Coxsackie,… Nhìn chung, sốt virus không phải là bệnh nguy hiểm, triệu chứng thường kéo dài từ 3 - 5 ngày, có thể kéo dài 7 - 10 ngày.

Tuy nhiên nếu chủ quan không chăm sóc, điều trị tốt, sốt virus có thể gây biến chứng nặng. Điều quan trọng là cha mẹ cần phát hiện sớm để điều trị ngay khi trẻ có những triệu chứng đầu tiên:

Sốt cao

Đây là triệu chứng điển hình nhất của sốt virus ở trẻ em. Trẻ sốt rất cao, thường trên 39 độ C, thậm chí lên đến 41 độ C. Sốt cao đỉnh điểm rơi vào khoảng 2 - 3 ngày sau khi bắt đầu phát bệnh, nhiệt độ cơ thể trẻ từ ngày 3 - 5 bắt đầu giảm dần.

Sốt cao do virus có thể không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Sốt cao do virus có thể không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Sốt cao do virus nếu không có biện pháp hạ sốt sớm rất nguy hiểm, gây mất nước, co giật, ngủ li bì,… Sốt khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, hơn nữa sốt do virus có thể không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa không xuất hiện ở tất cả trẻ và tất cả lần bị sốt virus do chỉ có 1 số loại virus gây bệnh nhất định gây ra tình trạng này. Đặc điểm rối loạn tiêu hóa do sốt virus là tình trạng đi phân lỏng, nhiều dịch nhầy nhưng không có máu. Sau khi sốt virus, triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau đó hoặc muộn hơn một vài ngày.

Nhức mỏi cơ thể

Cùng với sốt cao, tình trạng nhức mỏi cơ bắp, đau đầu, đau toàn thân,… cũng rất điển hình của nhiễm virus. Ở trẻ bé hơn, đau nhức sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, cơ thể mệt mỏi, bú kém.

Phát ban

Phát ban thường xuất hiện sau triệu chứng sốt cao từ 2 - 3 ngày, sau đó sẽ tự lặn khi sốt giảm xuống. Lưu ý tránh để trẻ gãi, cào trên da để lại sẹo sau khi phát ban lặn.

Viêm long đường hô hấp

Sốt virus còn gây những triệu chứng hô hấp điển hình như: ho, chảy nước mũi, nôn nhiều, hắt hơi nhiều, xuất hiện hạch ở đầu cổ,… Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn.

Sốt virus ở trẻ dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng hô hấp

Sốt virus ở trẻ dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng hô hấp

Trẻ được nghỉ ngơi và hệ miễn dịch hoạt động tốt thì triệu chứng của sốt virus chỉ kéo dài một vài ngày, không gây biến chứng nặng và tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu sốt cao đi kèm với triệu chứng nặng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

2. Sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại không?

Các nhà khoa học hiện đã xác định hơn 200 chủng virus gây sốt virus ở trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch cơ thể đóng vai trò quan trọng trong tiêu diệt virus và chữa khỏi bệnh nhờ sản xuất các kháng thể đặc hiệu. Kháng thể này có thể tồn tại lâu dài trong máu và nhanh chóng tiêu diệt tác nhân gây bệnh khi gặp lại sau đó. Vậy thì sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại không?

Nếu kháng thể trong máu giảm hoặc nhiễm loại virus gây bệnh khác, trẻ hoàn toàn có thể tái phát bệnh sốt virus sớm, thậm chí là một vài tuần sau khi khỏi bệnh. 

Vì thế, chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm sốt virus ở trẻ em để theo dõi và điều trị là quan trọng hơn cả. Cha mẹ và người chăm sóc cần trang bị kiến thức bệnh đầy đủ cũng như cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh.

3. Chăm sóc trẻ khi bị sốt virus và cách phòng ngừa hiệu quả

Tác nhân gây bệnh là virus nên kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị bệnh này, đặc biệt nên thận trọng dùng kháng sinh ở trẻ nhỏ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhờn thuốc. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả là tăng cường hệ miễn dịch, tránh xa nguồn bệnh bằng các biện pháp sau:

Bổ sung dinh dưỡng tốt giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng tốt giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý, đặc biệt tăng cường Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả cùng các chất chống oxy hóa tự nhiên sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ không chỉ giảm nguy cơ bị sốt virus mà còn hạn chế các vấn đề sức khỏe khác.

Giữ ấm của trẻ

Trẻ nên được giữ ẩm cẩn thận, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa với gió lạnh làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục, vận động thể chất thường xuyên không chỉ giúp trẻ có điều kiện thể chất tốt, phát triển toàn diện mà hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn. Trẻ có thể vui chơi, hoạt động thể chất ngoài trời. Điều này cũng giúp cho trẻ tăng sức đề kháng.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

Không nên đưa trẻ đến nơi đông người khi đang mùa dịch, tiếp xúc với trẻ khác hoặc người khác đang có dấu hiệu bị sốt virus. Virus gây bệnh lây lan rất nhanh chóng nên tiếp xúc gần trong thời gian ngắn cũng khiến trẻ mắc bệnh.

Sốt virus rất dễ lây lan khi tiếp xúc gần

Sốt virus rất dễ lây lan khi tiếp xúc gần

Cha mẹ và người chăm sóc nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, nếu sốt cao kết hợp với các triệu chứng run lạnh, chán ăn, buồn nôn, ói, bỏ bú,… xuất hiện cần lưu ý cho trẻ đi cơ sở y tế. Hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol nên có chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa biến chứng.

Câu trả lời cho thắc mắc sốt virus ở trẻ em bị rồi có bị lại không là Có. Nguy cơ tái phát bệnh vẫn có nếu trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mới, do đó nên tăng cường sức đề kháng để trẻ chống chọi bệnh tốt hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp