Siêu âm phụ khoa chẩn đoán được những bệnh nào? | Medlatec

Siêu âm phụ khoa chẩn đoán được những bệnh nào?

Các bệnh phụ khoa nói chung thường gây ra tâm lý e ngại cho các chị em mắc phải. Lúc này, việc thăm khám, siêu âm phụ khoa là một giải pháp giúp chị em chủ động trong việc theo dõi, kiểm soát sức khỏe của mình. Trong bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ đề cập đến phương pháp siêu âm phụ khoa trong chẩn đoán, phát hiện bệnh. Mời bạn đọc tham khảo.


07/01/2020 | Siêu âm phụ khoa giúp phát hiện những bệnh gì
14/06/2019 | Siêu âm phụ khoa phát hiện những căn bệnh tế nhị

1. siêu âm phụ khoa là gì?

Siêu âm phụ khoa được biết đến là một trong những bước quan trọng được sử dụng trong thăm khám phụ khoa. Phương pháp này sử dụng dụng cụ chuyên dụng phát ra sóng siêu âm là đầu dò âm đạo và đầu dò trên bụng để đánh giá tình hình phát triển của các cơ quan sinh dục, phát hiện được những điều bất thường trong bộ máy sinh dục nữ.

Dựa vào hình ảnh siêu âm hiển thị trên màn hình, bác sĩ phụ khoa sẽ đánh giá tình trạng phát triển của bộ máy sinh dục, từ đó chẩn đoán, phát hiện bệnh phụ khoa nếu có. Chính vì thế, siêu âm là một thủ thuật không thể thiếu trong quy trình thăm khám phụ khoa.  

Siêu âm là một bước quan trọng trong khám phụ khoa

Siêu âm là một bước quan trọng trong khám phụ khoa

Tuỳ vào mục đích thăm khám mà có thể chia siêu âm phụ khoa thành 2 loại. Mỗi loại đều có một loại máy siêu âm chuyên biệt để thực hiện. 

Siêu âm đầu dò âm đạo

Phương pháp này sử dụng một đầu dò đưa vào trong âm đạo, cho tiếp xúc với thành âm đạo để quan sát được hình ảnh của tử cung, âm đạo, buồng trứng. Hình thức siêu âm này thường sử dụng cho những người đã quan hệ tình dục, giúp phát hiện được khả năng mang thai sớm, chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, phát hiện những bất thường của tử cung, âm đạo, buồng trứng.

Siêu âm ổ bụng

Khác với siêu âm đầu dò âm đạo, phương pháp này sử dụng đầu dò di chuyển quanh ổ bụng bên ngoài bề mặt da. Qua hình ảnh siêu âm có thể quan sát được độ dày niêm mạc tử cung, sự phát triển của trứng, sự rụng trứng, phát hiện ra các bệnh u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Phương pháp này thường được sử dụng cho phụ nữ chưa quan hệ tình dục và những người mang thai.

2. Siêu âm phụ khoa nhằm mục đích gì?

Đối với 2 hình thức siêu âm phụ khoa thì có những mục đích khác nhau:

Siêu âm đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò âm đạo giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được một số bất thường bệnh lý về sinh sản nữ giới, bao gồm: 

  • Quan sát được sự phát triển của trứng, quan sát trứng rụng.

  • Chẩn đoán, phát hiện bệnh buồng trứng đa nang.

  • Chẩn đoán, phát hiện dấu hiệu u xơ tử cung, u nang buồng trứng. 

  • Phát hiện mang thai sớm, chẩn đoán được mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con).

  • Chẩn đoán vô sinh, tìm được nguyên nhân vô sinh (do buồng trứng hay do tử cung).

  • Dùng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển phôi.

Siêu âm phát hiện u nang bì buồng trứng

Siêu âm phát hiện u nang bì buồng trứng

Siêu âm ổ bụng: 

  • Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán mang thai sớm, đồng thời theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện được vị trí bất thường của thai nhi: chửa ở vòi trứng, chửa trong ổ bụng.

  • Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm của hệ thống sinh dục nữ như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, bệnh tử cung nội tuyến, lạc nội mạc tử cung,…

  • Siêu âm ổ bụng phát hiện sự phát triển bất thường của bộ máy sinh dục, phát hiện các dị tật bẩm sinh của tử cung, buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  • Sau khi nạo hút thai, siêu âm ổ bụng giúp kiểm tra lại buồng tử cung.

  • Những trường hợp bị tắc kinh, kinh nguyệt không đều hoặc băng huyết thì siêu âm ổ bụng giúp quan sát độ dày niêm mạc tử cung, tình hình trứng rụng để tìm ra nguyên nhân những hiện tượng trên.

  • Siêu âm ổ bụng đánh giá được tình hình phát triển của bộ máy sinh dục, phát hiện sớm những bệnh lý, bất thường để đánh giá khả năng sinh sản.

Nhìn chung, phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo có kết quả chính xác hơn phương pháp siêu âm trên bụng, vì đầu dò được đưa vào trong âm đạo sẽ quan sát được hình ảnh rõ nét, chân thực hơn thông qua lớp da bên ngoài.

Hình ảnh mô tả quá trình siêu âm đầu dò âm đạo

Hình ảnh mô tả quá trình siêu âm đầu dò âm đạo

3. Khi nào thì nên thực hiện siêu âm phụ khoa?

Siêu âm phụ khoa là một công việc kiểm tra đánh giá sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Siêu âm được khuyến cáo nên thực hiện mỗi 6 tháng 1 lần để có thể theo dõi sát sao sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn đầu nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và điều trị có hiệu quả.

Tuy nhiên với những chị em chưa có đủ điều kiện về thời gian, kinh tế, tâm lý để thực hiện siêu âm theo khuyến cáo trên thì cũng phải nên đi siêu âm nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu vùng kín mà không rõ nguyên nhân, không phải đến kỳ “đèn đỏ”.

  • Kinh nguyệt không đều, rong kinh hoặc tắc kinh không rõ nguyên nhân.

  • Đau bụng kinh dữ dội, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít bất thường.

  • Đau vùng bụng dưới dữ dội mà không phải vào thời kỳ kinh nguyệt.

  • Đau khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn quan hệ tình dục.

  • Khi hư ra nhiều, khí hư có màu, mùi bất thường.

Các dấu hiệu nêu trên là một cảnh báo đỏ về bất thường bệnh lý sinh dục mà bạn không được chủ quan. Vì thế, nếu có thấy dấu hiệu bất thường nào, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.

Nếu bị đau bụng kinh thường xuyên hay dữ dội, bạn nên đi siêu âm và khám phụ khoa

Nếu bị đau bụng kinh thường xuyên hay dữ dội, bạn nên đi siêu âm và khám phụ khoa

4. Những lưu ý khi đi siêu âm phụ khoa

  • Nên thực hiện thăm khám và siêu âm phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, hoặc khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sinh dục và sinh sản.

  • Khi có ý định siêu âm ổ bụng thì bạn phải nhịn tiểu thật căng. Lượng nước tiểu đầy trong bàng quang sẽ giúp cho việc quan sát dễ dàng hơn.

  • Ngược lại, nếu siêu âm đầu dò âm đạo thì bàng quan không được có nước tiểu. Điều này giúp cho việc đưa đầu dò vào âm đạo một cách dễ dàng, ít gây ra kích thích đi tiểu và quan sát các cơ quan bên trong dễ dàng hơn.

  • Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi siêu âm phụ khoa vì phương pháp này không liên quan gì đến hệ tiêu hoá.

  • Khi đi siêu âm nên mặc đồ rộng rãi và tâm lý thoải mái.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về kỹ thuật siêu âm phụ khoa trong việc chẩn đoán bệnh. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Nếu có điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nội soi phổi để làm gì và những thông tin cần biết

Nội soi phổi đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện và tìm ra nguyên nhân về các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 12/11/2020

Top những câu hỏi thường gặp khi thực hiện nội soi cho trẻ em

Kỹ thuật nội soi được sử dụng nhiều trong khám và chữa bệnh hiện nay, trong đó có cả dịch vụ nội soi cho trẻ em. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường tỏ ra băn khoăn về tính an toàn khi thực hiện phương pháp ở đối tượng trẻ nhỏ. Hiểu được tâm lý này, MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến kỹ thuật nội soi cho trẻ em thông qua việc giải đáp những câu hỏi dưới đây.
Ngày 21/03/2020

Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi khớp gối

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, nhưng lại rất dễ gặp phải những chấn thương hay bệnh lý. Đặc biệt ở những người thường xuyên vận động mạnh, người lớn tuổi. Nội soi khớp gối ra đời có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại khớp gối. Để hiểu thêm về kỹ thuật này, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây.
Ngày 21/03/2020

Nội soi phế quản có chẩn đoán được bệnh lao phổi không?

Nội soi phế quản là một phương pháp kỹ thuật giúp quan sát được bên trong đường hô hấp, nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán các bệnh liên quan đường hô hấp. Tuy nhiên không ít người vẫn thắc mắc rằng kỹ thuật này có gây nguy hiểm gì không.  Để trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ hơn về nội soi phế quản nhé.
Ngày 21/03/2020
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp