Phần lớn các ca bệnh ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt nhưng cũng có trường hợp tiến triển nhanh, dễ di căn xa, gây nguy hiểm cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại ung thư này, đặc biệt là một số cách phòng ngừa bệnh.
20/04/2023 | Các loại xét nghiệm ung thư tuyến giáp 11/04/2023 | Ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước nhỏ 21/03/2023 | 5 triệu chứng ung thư tuyến giáp tái phát cần lưu ý 08/03/2023 | Mức chi phí điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay khoảng bao nhiêu?
1. Ung thư tuyến giáp là do nguyên nhân nào gây ra?
Bệnh ung thư tuyến giáp được chia thành 2 dạng chính là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và không biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chiếm tỷ lệ lớn và thường tiến triển chậm, có cơ hội chữa khỏi bệnh cao nếu phát hiện sớm.
Ngược lại, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thường tiến triển nhanh, khối u ung thư dễ di căn xa và gây nguy hiểm cho người bệnh. Phần lớn bệnh nhân đều được chẩn đoán khi ung thư đã xâm lấn rộng và tiên lượng rất xấu.
Nữ có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao hơn nam
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được những tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường là do những nguyên nhân nào. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể là:
- Di truyền: Nghĩa là trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp, những người còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trường hợp khác.
- Nhiễm phóng xạ cũng gây ảnh hưởng đến tuyến giáp và tăng nguy cơ bị bệnh.
- Nữ giới dễ có sự thay đổi về nội tiết tố, dễ hình thành bướu nhân và những bướu nhân này có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp. Do đó nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới.
- Người mắc các bệnh lý về tuyến giáp như viêm tuyến giáp, suy giáp, bệnh basedow,... là những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những đối tượng khác.
- Ngoài những yếu tố kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp bao gồm nghiện bia rượu, thuốc lá, thừa i-ốt, béo phì, thừa cân,...
2. Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp cũng giống với nhiều bệnh ung thư khác, ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân tình cờ phát hiện ra bệnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đang theo dõi, điều trị các bệnh lý về tuyến giáp.
Cẩn trọng với dấu hiệu ung thư tuyến giáp
Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như sau, bạn nên cẩn trọng vì rất có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý về tuyến giáp:
- Xuất hiện những hạch bất thường trên cổ: Những hạch này thường có đặc điểm là mềm, nhỏ, di động được và thường xuất hiện ở cùng bên với khối u.
- Xuất hiện những khối u cứng, bờ rõ, có kích thước lớn nên có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.
- Khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, có thể xuất hiện những biểu hiện như sau:
+ Khối u tăng kích thước và dễ dàng quan sát được, nhất là khi nuốt.
+ Người bệnh giảm cân bất thường dù không ăn kiêng hoặc tập luyện.
+ Nổi hạch cổ.
+ Khàn tiếng, nuốt vướng, thậm chí khó thở do khối u chèn ép vào những bộ phận xung quanh.
+ Sùi loét khiến da vùng cổ bị chảy máu.
3. Điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Tùy từng dạng ung thư và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Có thể áp dụng một phương pháp đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp này, bác sĩ sẽ dựa vào vị trí khối u, kích thước của khối u như thế nào và bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nào,...
Nhận biết bệnh sớm thì điều trị càng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao
- I-131 phóng xạ: Sau phẫu thuật, những tế bào ung thư có thể còn sót lại. Phương pháp I-131 phóng xạ có tác dụng tiêu diệt nốt những tế bào ung thư này và giúp bệnh nhân khỏi bệnh triệt để. Do những tế bào lành thường không hấp thụ I-131 nên nguy cơ bị chất phóng xạ này tác động thường khá thấp. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng.
- Xạ trị: Nếu bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn và khối u di căn xa, đồng thời phương pháp phẫu thuật và I-131 phóng xạ không thể có được hiệu quả tốt nhất thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp xạ trị để kiềm chế sự phát triển, lan rộng của các tế bào và khối u ung thư.
3. Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Không có phương pháp nào có thể phòng tránh tuyệt đối căn bệnh này, tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp bằng những cách sau:
- Không tiếp xúc với tia phóng xạ, bức xạ, các hóa chất độc hại. Trong trường hợp làm việc tại môi trường có yếu tố độc hại như nhà máy hạt nhân, các xưởng sản xuất linh kiện điện tử thì cần tuân thủ quy trình bảo hộ để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất, phòng tránh ung thư tuyến giáp và nhiều bệnh lý khác.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh để phòng tránh ung thư tuyến giáp
- Nếu cơ thể xuất hiện bất thường như giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, nổi hạch cổ,... bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm.
- Tự kiểm tra vùng cổ bằng cách đứng trước gương và ngửa cổ ra sau để xem có biểu hiện gì khác lạ hay không.
- Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học:
+ Ưu tiên bổ sung rau xanh và củ quả.
+ Bổ sung đầy đủ i ốt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ một số loại thực phẩm như tảo, rong biển, hải sản,....
+ Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn,...
+ Tránh xa rượu bia và không sử dụng các chất kích thích để phòng ngừa ung thư tuyến giáp và nhiều loại bệnh lý khác.
- Giữ trọng lượng ổn định: Một vóc dáng cân đối không chỉ khiến bạn đẹp hơn, tự tin hơn mà còn là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh nhiều loại bệnh tật, trong đó bao gồm ung thư tuyến giáp.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể, ngay cả khi chưa có những triệu chứng bệnh. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp lại càng phải chú ý hơn về vấn đề này.
Để được tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc có nhu cầu tầm soát ung thư tuyến giáp, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.