Nội soi họng là kỹ thuật chẩn đoán chuyên biệt giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan không gây xâm lấn, đặc biệt là ung thư. Kỹ thuật này ngày càng quan trọng trong khám và điều trị các bệnh về họng hiện nay. Nội soi họng có phải nhịn ăn không là thắc mắc phổ biến của các bệnh nhân khi có chỉ định thực hiện.
24/09/2019 | Nội soi tai mũi họng giá bao nhiêu và quy trình thực hiện 18/09/2019 | Khám nội soi tai mũi họng bao nhiêu tiền có đắt không? 11/09/2019 | Nội soi họng như thế nào và những câu hỏi thường gặp
1. Nội soi họng có phải nhịn ăn không?
Chia sẻ về thắc mắc này của bệnh nhân, Bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi họng - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ: Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được áp dụng biện pháp hỗ trợ như tiêm thuốc giảm tiết nước bọt, hạn chế ho. Thuốc tê sẽ được xông vào vùng họng khoảng 10 phút, để nội soi dễ dàng và bệnh nhân bớt khó chịu hơn.
Để đảm bảo quá trình nội soi họng dễ dàng, chính xác, bệnh nhân nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện.
Mục đích của việc nhịn ăn trước khi nội soi họng là:
Không gây nôn ói
Nội soi họng là phương pháp sử dụng một ống nội soi có gắn Camera nhỏ đưa vào họng qua đường miệng hoặc mũi.
Tuy nhiên, hầu hết người bệnh có tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức nên cơ thực quản co thắt, dễ gây hiện tượng nôn ói. Vì thế, người bệnh ăn no hoặc ăn ngay trước khi nội soi họng có nguy cơ nôn ói khi đang thực hiện, gây khó khăn và nguy hiểm.
Ăn trước khi nội soi có thể gây nôn ói
Không gây sai lệch kết quả nội soi
Khi ăn uống ngay trước khi làm nội soi họng, có thể thức ăn vẫn còn đọng lại một ít trong thực quản và cổ họng. Hơn nữa, màu của nước uống hoặc thức ăn bám dính lại có thể khiến niêm mạc họng bị che bởi lớp màu. Điều này gây sai lệch lớn cho quá trình chẩn đoán bệnh.
Như vậy, bệnh nhân trước khi nội soi họng cần tuân thủ đúng quy định chung là nhịn ăn trước 4 giờ.
Ngoài ra, nước uống có gas và thức ăn kích thích có thể khiến dạ dày bị kích thích, gây ợ nóng, ợ chua cũng gây ảnh hưởng đến quá trình, kết quả nội soi.
Với bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính như: suy tim, cao huyết áp, phổi mạn tính thì sử dụng thuốc như thường lệ. Nhưng nên uống thuốc với một ít nước, uống trước khi nội soi ít nhất 1 giờ.
Người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện nội soi họng, bởi đây là phương pháp thăm khám có độ an toàn cao, không để lại nhiều biến chứng. Rất ít trường hợp thủ thuật nội soi này gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu sau khi nội soi như: vướng họng, khó nuốt, khạc ra máu,… Các triệu chứng này sẽ giảm sau khi nội soi khoảng 2 giờ đồng hồ.
Sau nội soi, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, khó nuốt
2. Nội soi họng nên thực hiện khi nào?
Nội soi nói chung và nội soi họng nói riêng là cách kiểm tra sử dụng ống soi mềm chuyên dụng. Ống soi này có kích thước rất nhỏ, được luồn từ mũi xuống họng và thanh quản. Ống soi sẽ phát về hình ảnh hệ thống mũi, họng, thanh quản trên máy soi, để bác sỹ có thể chẩn đoán, nhận biết bất thường hiện có ở mũi, họng, 2 dây thanh quản.
Nội soi họng có thể thực hiện kết hợp với cắt Polyp, sinh thiết, lấy dị vật. Với hiệu quả chẩn đoán mang lại, nội soi họng là phương pháp hàng đầu trong phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý vòm họng, đặc biệt là ung thư.
Việt Nam hiện nay đang nằm trong top các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng. Với kỹ thuật nội soi họng hiện đại, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm ung thư vòm họng và có phương án điều trị hiệu quả.
Nội soi họng là kỹ thuật chẩn đoán tốt ung thư vòm họng
Thường nội soi họng sẽ được các bác sỹ chỉ định khi có một số bất thường sau:
Chảy máu mũi, ngạt 1 bên mũi
Hiện tượng này kéo dài có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm, nên đi khám và nội soi sớm để được bác sỹ kiểm tra, tư vấn.
Nổi hạch vùng cổ
Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Tế bào ung thư xuất hiện và phát triển khiến các hạch lớn, nổi lên quanh cổ họng.
Ho, đau họng dai dẳng
Hiện tượng ho dai dẳng, kèm với đau vùng họng, đặc biệt là ho có đờm lẫn máu đang báo hiệu những bất thường khu vực này, cần sớm được kiểm tra.
Khan tiếng, mất tiếng kéo dài
Tình trạng khan tiếng, mất tiếng có thể dễ dàng xuất hiện khi người bệnh ốm, cảm cúm nhưng chỉ trong thời gian bệnh, không kéo dài. Nếu việc này kéo dài bất thường thì bệnh nhân nên xem xét kiểm tra bởi đây rất có thể là do bệnh lý vùng họng gây nên.
Ù tai, thính giác kém
Nếu thấy ù tai liên tục, khó nghe, thính giác kém thì nên sớm đi kiểm tra.
3. Sau khi nội soi họng nên ăn gì?
Sau khi thực hiện nội soi họng, các bác sỹ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên ăn trong vòng 1 giờ. Nếu đói, bệnh nhân chỉ nên uống nước và các đồ lỏng, nguội như: trà đường nguội, sữa lạnh,… Những đồ uống nóng và thức ăn lúc này có thể gây tổn thương vùng họng và dạ dày. Tuyệt đối không sử dụng thức uống có chất kích thích, thức uống có màu.
Ở những ngày sau đó, nếu không có biểu hiện gì bất thường, bệnh nhân có thể sử dụng thực phẩm phù hợp theo chỉ dẫn của bác sỹ. Những thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất được khuyến khích. Bên cạnh đó, hạn chế những thức ăn cay, nóng, thức ăn quá cứng, ăn nhai kỹ, thức ăn nước uống chứa chất kích thích.
Bệnh nhân sau nội soi nên ăn thức ăn mềm
Bệnh nhân cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh tai mũi họng thường xuyên, đúng cách. Các cơ quan này liên quan mật thiết lẫn nhau, nên nếu phát hiện bất cứ bất thường nào, bạn không nên chủ quan mà cần sớm thăm khám kiểm tra.
Ngoài vấn đề ăn uống trước và sau khi nội soi họng, để kỹ thuật thực hiện an toàn, hiệu quả, giảm thiểu cảm giác đau và khó chịu tối đa, bệnh nhân nên tìm đến bệnh viện uy tín, có chuyên khoa tai mũi họng. Bác sỹ thực hiện giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm sẽ thực hiện nhanh và chẩn đoán chính xác nhất. Hơn nữa, hệ thống thiết bị máy móc nội soi hiện đại, được vệ sinh tiệt trùng đúng tiêu chuẩn cũng là vấn đề bạn cần lưu ý.
Như vậy, MEDLATEC đã giải đáp thắc mắc nội soi họng có phải nhịn ăn không và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nội soi họng. Nếu cần hỗ trợ về nội soi họng và các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn sớm nhất nhé.