Chụp cộng hưởng từ tuyến yên được xem là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại có tính chính xác cao nhất giúp phát hiện các bất thường tại tuyến yên và cấu trúc xung quanh nó. Sau một thời gian chờ đợi, hiện người bệnh có thể thực hiện kĩ thuật này tại Bệnh viện MEDLATEC.
27/07/2019 | Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla dùng để làm gì, có tốt không? 26/07/2019 | Bạn biết gì về chụp cộng hưởng từ tim mạch? 26/07/2019 | Chụp cộng hưởng từ tiểu khung tại Bệnh viện MEDLATEC
1. Tuyến yên là gì?
Tuyến yên là một tuyến nhỏ có đường kính khoảng 1cm, trọng lượng tầm 0.5 - 1g, được nằm ngay trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ. Tuyến này gồm có 2 thùy mang nguồn gốc khác nhau:
- Thùy trước: cấu tạo bằng nhiều loại tế bào bài tiết trong đó mỗi loại có chức năng tổng hợp và bài tiết một loại hormone.
- Thùy sau: chứa nhiều tế bào giống như tế bào mô thần kinh đệm, không có khả năng bài tiết hormone mà chỉ chứa các hormone do vùng dưới đồi bài tiết ra. Hai loại hormone đó là Vasopressin và Oxytoxin, trong đó:
+ Hormone Vasopressin (ADH) làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Người bị thiếu hormone này dễ bị bệnh đái tháo nhạt vì nước không thể tái hấp thu ở thận được.
+ Hormone Oxytoxin làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ trong thai kỳ thường tăng cao nồng độ Oxytoxin trong máu. Khi sinh, Oxytoxin khiến tử cung co bóp mạnh đẩy thai ra bên ngoài.
Nhiệm vụ của tuyến yên là tiết nhiều hormone để điều hòa hoạt động của hệ nội tiết và thông qua qua cơ chế thể dịch, phối hợp cùng với hệ thần kinh để điều hòa toàn bộ hoạt động của cơ thể.
Tuyến yên nằm trong hố yên xương bướm thuộc nền hộp sọ
2. Chụp cộng hưởng từ tuyến yên chỉ định/chống chỉ định cho những trường hợp nào?
2.1. Chỉ định
Phương pháp chụp cộng hưởng từ tuyến yên được chỉ định với các trường hợp sau:
- Xuất hiện những bất thường về thị giác như: suy giảm thị lực, mí bị sụp, nhìn đôi...;
- Có biểu hiện suy giảm hoặc kích thích tiết hormone;
- Bị thay đổi cảm giác trên mặt;
- Vô sinh, hiếm muộn;
- Vô kinh hoặc chậm kinh;
- Có khối u ở tuyến yên dù là lớn hay nhỏ;
- Tăng trưởng bất thường hoặc cao bất thường;
- Đau đầu không đặc hiệu;
- Suy giảm ham muốn tình dục hoặc “bất lực”;
- Tái phát khối u;
- Béo phì;
- Đường huyết hạ;
- Quan hệ tình dục bị đau;
- Nghi ngờ u tuyến yên;
- Bị lún tuyến yên;
- Rối loạn điện giải có nghi ngờ bất thường ở thùy sau tuyến yên;
- Theo dõi sau điều trị.
Để đánh giá được tốt nhất tuyến yên cần có máy chụp cộng hưởng từ từ 1,5 Tesla trở lên. So với chụp cộng hưởng từ sọ não bình thường thì chụp cộng hưởng từ tuyến yên cho phép đánh giá cấu trúc của tuyến yên rõ nét và chi tiết hơn rất nhiều. Sau khi đã có kết quả chụp cộng hưởng từ bác sĩ sẽ chẩn đoán, đưa ra kết luận và có phương án điều trị phù hợp (nếu cần).
Hình ảnh thu được sau khi chụp cộng hưởng từ tuyến yên
2.2. Chống chỉ định
- Người đang cấy ghép thiết bị điện tử bên trong cơ thể;
- Người đang đặt máy điều hòa nhịp tim hoặc máy khử rung;
- Người có đoạn kim loại ở trong mạch máu;
- Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần;
- Người đang niềng răng hoặc dùng răng giả;
- Có kim loại ở trong người;
- Người trên 250kg, bị kích thích hoặc tăng động, trẻ nhỏ... cần cân nhắc việc chụp cộng hưởng từ tuyến yên.
3. Chụp cộng hưởng từ tuyến yên có những lợi ích gì?
- Kĩ thuật chụp MRI không dùng tia xạ nên không gây hại cho sức khỏe, không chứa bức xạ ion hóa nhưng lại cho phép chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau.
- Giúp phát hiện các khối u tuyến yên dù là nhỏ nhất nhờ đó mà chẩn đoán và đánh giá chính xác tình trạng tuyến yên.
- Không lo nguy hiểm do dị ứng so với nhiều phương pháp khác vì chất cản quang khi chụp cộng hưởng từ ít gây dị ứng hơn so với chất dùng trong chụp CT.
- Không chỉ đánh giá được tuyến yên mà còn đánh giá được cả não bộ.
- Có khả năng đánh giá cả những phần khó quan sát trong các phương pháp chụp khác hay phần bị xương che đi.
4. Chụp cộng hưởng từ tuyến yên có gây ra nguy cơ nào không?
Những lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi chụp cộng hưởng từ tuyến yên thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi:
- Chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn an toàn của bác sĩ và người chụp MRI thì gần như không có rủi ro nào xảy ra.
- Dị ứng với thuốc tương phản là rất hiếm và nhẹ, dễ kiểm soát.
Chụp MRI tuyến yên tương đối an toàn với sức khỏe
5. Lưu ý trước, trong và sau khi chụp cộng hưởng từ tuyến yên
5.1. Trước khi chụp
Trước khi chụp MRI tuyến yên bệnh nhân cần:
- Thông báo với bác sĩ nếu có vật liệu kim loại như máy tạo nhịp tim, cắm implant răng… ở trong người.
- Đi vệ sinh;
- Đeo nút tai hoặc bảo vệ tai do nhân viên chụp MRI cung cấp;
- Tháo bỏ bất kì vật kim loại nào đang có trên người;
- Đặt đường truyền tĩnh mạch trước khi chụp (nếu được bác sĩ yêu cầu);
- Hiểu và ký cam kết đồng ý chụp cộng hưởng từ.
- Tư thế nằm:
+ Nằm ngửa trên bàn chụp, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay xuôi theo thân;
+ Đầu cố định vào coil;
+ Mặt ở phương chính diện vuông góc với máy, tia trung tâm đặt ngang gốc mũi;
5.2. Trong khi chụp
- Người bệnh giữ trạng thái tinh thần thoải mái;
- Đầu bệnh nhân ở tư thế cố định để hình ảnh chụp thu được rõ nét, không bị sai lệch, làm ảnh hưởng đến việc bác sĩ đọc kết quả về sau;
- Máy quét nhiều lần, tiếng ồn rất nhẹ, không đau mà chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy hơi nóng.
5.3. Sau khi chụp
Tùy tính chất ca chụp cộng hưởng từ tuyến yên là khó hay dễ mà bác sĩ sẽ đọc kết quả trong khoảng 15 – 30 phút. Trường hợp ca khó, nếu cần thiết có thể sẽ phải hội chẩn để có được kết quả chính xác nhất.
Đầu năm nay, để nâng cao hơn nữa chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh, Bệnh viện MEDLATEC đã đầu tư máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla của Mỹ với phòng chụp đạt chuẩn yêu cầu của Bộ y tế. Đây là một bước tiến mới trong chăm sóc sức khỏe, giúp cho bệnh nhân tiếp cận được công nghệ hiện đại bậc nhất vừa tiết kiệm chi phí vừa được chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.
Bệnh nhân chụp cộng hưởng từ tuyến yên tại MEDLATEC không chỉ được bác sĩ đọc kết quả một cách kỹ lưỡng mà còn được nhận sự tư vấn tận tình các yếu tố nguy cơ, bệnh lý để có phương án chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của chính mình.