Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Nguyên nhân chủ yếu của ung thư cổ tử cung do viêm nhiễm phụ khoa. May mắn đây là bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như được sàng lọc phát hiện sớm. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là xét nghiệm đầu tay trong sàng lọc - phát hiện sớm và làm giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.
30/05/2020 | Những thông tin về xét nghiệm PAPP-A phụ nữ mang thai nên biết 08/02/2020 | Xét nghiệm PAP trợ thủ đắc lực trong tầm soát ung thư cổ tử cung 13/12/2019 | Xét nghiệm PAP có ý nghĩa gì trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung? 26/11/2019 | Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp PAP Smear
1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo là gì?
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap được thực hiện để phát hiện sớm những tổn thương hay những thay đổi bất thường trong cổ tử cung của phụ nữ, những bất thường này có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm cho phụ nữ.
Hình 1: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo là kỹ thuật lấy những tế bào trên bề mặt cổ tử cung nhằm phát hiện những tế bào bất thường
- Cổ tử cung là phần hẹp nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung là một phần quan trọng trong hệ thống sinh dục của phụ nữ. Nó là nơi dẫn máu từ trong tử cung ra ngoài mỗi khi có chu kỳ kinh nguyệt; là con đường dẫn tinh trùng vào trong tử cung và trong quá trình sinh nở cổ tử cung sẽ mở rộng để đẩy thai nhi ra ngoài.
- Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung xảy ra do sự biến đổi ác tính của các tế bào cổ tử cung.
2. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung được thực hiện như thế nào?
xét nghiệm Pap sẽ được các bác sĩ lâm sàng trực tiếp thực hiện. Các bước thực hiện xét nghiệm này như sau:
- Bạn được nằm trên giường bệnh và bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách nằm sao cho thuận tiện nhất cho việc lấy mẫu.
- Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa (mỏ vịt) để mở rộng và cố định âm đạo của bạn giúp quan sát dễ dàng vùng cổ tử cung hơn.
- Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng (tăm bông hoặc bàn chải lấy mẫu) để lấy các tế bào trên bề mặt cổ tử cung của bạn.
Hình 2: Cách lấy tế bào cổ tử cung
Các tế bào này sau khi lấy sẽ được phết lên một lam kính hoặc được bảo quản trong các lọ đựng mẫu chuyên biệt và gửi đến phòng xét nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này sẽ giúp quan sát các tế bào bất thường có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư hoặc cũng có thể tìm thấy các tế bào biến đổi hình thái do virus gây ra.
Có một số lưu ý bạn cần ghi nhớ trước khi làm xét nghiệm để kết quả chính xác hơn đó là:
+ Không quan hệ tình dục trong 2 - 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.
+ Không sử dụng thuốc đặt âm đạo hay các chất thụt rửa âm đạo, băng vệ sinh trước khi làm xét nghiệm.
+ Nên đi vệ sinh trước khi làm xét nghiệm để tránh gây cảm giác khó chịu trong khi thu thập mẫu bệnh phẩm.
+ Việc sử dụng các thuốc điều trị, sử dụng các biện pháp tránh thai, bạn đang mang thai hay những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt,… sẽ được các bác sĩ khai thác thêm để họ có thể phân tích và tư vấn chính xác kết quả quả bạn.
Hình 3: Các tế bào sau khi lấy sẽ được phết lên lam kính hoặc được bảo quản trong các lọ đựng mẫu chuyên dụng
Kết quả xét nghiệm bình thường là Âm tính: không phát hiện thấy các tế bào bất thường trong cổ tử cung của bạn. Còn khi kết quả của bạn cho thấy có phát hiện những tế bào bất thường thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện thêm các phương pháp, xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh.
3. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo dành cho ai?
Xét nghiệm Pap là xét nghiệm dành cho phụ nữ, khuyến khích những phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm này. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên xét nghiệm Pap thường được kết hợp với xét nghiệm HPV (là xét nghiệm nhằm phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung hay gặp ở phụ nữ).
Thời gian xét nghiệm lặp lại thường từ 2 - 3 năm bởi vì thông thường tế bào ung thư cổ tử cung phải mất vài năm để phát triển nên có thể trong lần đầu tiên xét nghiệm sẽ không phát hiện được tế bào lạ. Có thể do một số yếu tố khách quan mà trong lần xét nghiệm đầu chưa phát hiện được tế bào lạ như: số lượng tế bào thu được ở cổ tử cung ít nên không phát hiện được hoặc có thể do các tế bào trong máu che mất tế bào ung thư. Xét nghiệm lặp lại định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời nguy cơ mắc bệnh và có phương pháp điều trị sớm.
Hình 4: Xét nghiệm được thực hiện giúp tầm soát ung thư cổ tử cung
- Một số trường hợp có yếu tố nguy cơ nên đi xét nghiệm kiểm tra thường xuyên đó là:
+ Người nhiễm HIV.
+ Những người có hệ miễn dịch suy giảm do sử dụng kéo dài corticoid, bệnh nhân sau hóa trị hay ghép tạng.
+ Những người có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, bao gồm:
-
Người nhiễm HPV.
-
Hút thuốc, tình trạng thừa cân.
-
Quan hệ tình dục không an toàn.
-
Sử dụng các biện pháp tránh thai: uống thuốc tránh thai trong thời gian dài, dùng vòng tránh thai để ngừa thai.
-
Bị nhiễm Chlamydia.
-
Mang thai nhiều lần hoặc mang thai khi còn quá trẻ (chưa đủ 18 tuổi).
-
Hệ thống miễn dịch suy giảm: mắc HIV/AIDS.
-
Không thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
4. Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của bạn. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh giúp hạn chế được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh là:
- Tiêm phòng vắc - xin HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
- Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, khoa học: ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin C cho cơ thể. Nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh căng thẳng stress.
- Quan hệ tình dục an toàn, không lạm dụng thuốc tránh thai. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, sàng lọc phát hiện sớm ung thư.
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo là xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, không gây đau đớn cho người bệnh mà còn mang lại giá trị cao trong việc tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm tự tin mang lại cho bạn kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất.
Hình 5: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy để tầm soát ung thư
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm đã đạt được nhiều thành tựu trong khám chữa bệnh, sở hữu những kỹ thuật máy móc hiện đại nhất, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tay nghề giỏi - tất cả sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng nhất khi tới khám.
Bên cạnh các xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung Bệnh viện cũng có thực hiện thêm các xét nghiệm tầm soát sớm nhiều loại ung thư khác như: ung thư vú, ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư tuyến giáp,… Để đăng ký gói khám và đặt lịch khám khách hàng vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1900565656 hoặc truy cập website: medlatec.vn.