Cắt amidan là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng viêm amidan. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách, vẫn có thể xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu,... Dưới đây là như những lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan mà bạn không nên bỏ qua để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
27/07/2021 | Viêm Amidan là gì? Trường hợp nào nên cắt viêm Amidan? 16/07/2021 | Biến chứng nhiễm trùng sau cắt amidan - những điều cần ghi nhớ 06/05/2021 | Cắt amidan kiêng gì và ăn gì để mau hồi phục? 20/04/2021 | Khi nào cắt amidan cho trẻ và lưu ý chăm sóc sau khi cắt amidan
1. Những lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan
Phẫu thuật cắt amidan có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, người bệnh cần lưu ý những điều sau để đảm bảo kết quả điều trị bệnh:
Chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe:
Bệnh nhân sau khi thực hiện cắt amidan sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Vì thế, bạn nên có chế độ ăn theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân nên an những loại thức ăn dạng lỏng, mềm để thuận lợi hơn cho việc nuốt thức ăn và để đảm bảo thức ăn sẽ không gây ảnh hưởng đến vết mổ.
Nên ăn cháo sau khi phẫu thuật cắt amidan
Trong khoảng 10 ngày đầu tiên sau khi mổ, bệnh nhân nên ăn cháo, súp,… và không nên ăn quá nhiều một bữa mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau đó, khi tình trạng vết mổ đã ổn hơn, giảm sưng giảm đau thì bạn có thể ăn những loại thức ăn đặc hơn.
Nên tránh những loại thức ăn có cạnh sắc, những loại thực phẩm chua cay, nóng, dễ gây dị ứng và các loại đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn như bia rượu, đặc biệt không nên hút thuốc lá trong giai đoạn này.
Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ mất nước, đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Lưu ý, bạn không nên uống nước cam, nước bưởi,… vì những chất axit trong nó có thể khiến cổ họng của bạn bị tổn thương.
Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:
Một đến hai ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, tốt nhất chỉ nên ở trong phòng. Sau đó, khi cơ thể ổn định hơn, bạn mới nên vận động nhẹ nhàng. Không nên vận động mạnh sau phẫu thuật vì nó có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ, khiến quá trình phục hồi chậm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tiếp xúc với nhiều người để phòng tránh bị lây nhiễm một số bệnh như viêm họng, cúm,… Đồng thời không nên nói chuyện trong 7 đến 10 ngày sau mổ để tránh bị chảy máu vết mổ.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi sau phẫu thuật
Giảm đau bằng thuốc hoặc chườm lạnh:
Trong 10 ngày sau mổ, người bệnh có thể bị đau ở cổ họng. Hãy tham khảo bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau. Hoặc bạn cũng có thể chườm lạnh vùng cổ để xoa dịu cơn đau.
Sốt
Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ sau mổ và có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nếu tình trạng sốt kéo dài thì cần đi khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, bạn tuyệt đối không nên chủ quan.
Không được chủ quan khi có biểu hiện sốt cao
Chảy máu
Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng chảy máu sau phẫu thuật, nhưng lượng máu này thường rất ít và đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi vết mổ chảy máu nhiều, hoặc bệnh nhân gặp phải tình trạng ho ra máu, nôn ra máu thì cần được đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Để phòng ngừa tình trạng chảy máu sau mổ, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống chủ yếu bằng các thực phẩm dạng lỏng và không sử dụng chất kích thích, những thực phẩm dễ gây dị ứng và các loại đồ uống có gas, bia rượu và thuốc lá để tránh phản xạ khạc, ho gây chảy máu nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng, hạn chế ho và hắt xì để tránh làm chảy máu vết mổ.
Bệnh nhân cần quay lại bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường
Cần quay trở lại bệnh viện nếu có những triệu chứng như sau:
-
Bệnh nhân bị đau họng, cứng họng và sử dụng thuốc giảm đau không đạt hiệu quả.
-
Chảy máu nhiều từ mũi hoặc miệng.
-
Bệnh nhân luôn mệt mỏi, có thể bị ngất khi ngồi dậy hoặc khi đang đi lại.
-
Rất khó khi ăn uống, thậm chí không thể ăn uống bằng miệng
-
Xuất hiện mủ hoặc máu chảy xuống vùng cổ họng.
-
Giọng nói thay đổi nhiều.
-
Khó nuốt và khó thở
-
Sốt cao và khó hạ sốt.
2. Một số thói quen giúp phòng ngừa bệnh viêm amidan tái phát
Để phòng ngừa bệnh viêm amidan tái phát, bạn nên lưu ý những điều sau:
Luôn giữ ấm vùng cổ họng:
Đây là một thói quen cần thiết và rất tốt để phòng ngừa viêm amidan tái phát. Với những người đã từng mắc bệnh viêm amidan thì amidan của họ sẽ nhạy cảm hơn, dễ bị viêm trở lại, nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh hoặc khi bệnh nhân ngồi phòng điều hòa lạnh quá lâu.
Bạn có thể chuẩn bị những chiếc khăn để bảo vệ vùng cổ họng của mình, đảm bảo nó luôn được giữ ấm. Nếu những chiếc khăn làm bạn cảm thấy vướng víu và bất tiện, bạn có thể lựa chọn những chiếc áo cao cổ trong mùa đông, nhất là khi phải di chuyển xa bằng xe máy trong thời tiết lạnh và nhiều gió.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
Người bệnh cần được bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cũng là cách giúp bệnh nhân được tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để phòng ngừa tái phát bệnh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về yếu tố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị vi khuẩn tấn công vùng họng. Tốt nhất, hãy ăn chín uống sôi và không nên ăn thức ăn tái sống.
Uống nước ấm
Uống nước ấm không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cho cổ họng của bạn được xoa dịu và phòng ngừa viêm amidan tái phát rất hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là một thói quen cần duy trì để hạn chế vi khuẩn tấn công và gây bệnh răng miệng và khiến bệnh viêm amidan tái phát. Không chỉ đánh răng 2 lần/ngày mà bạn còn nên kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối hoặc một số dung dịch sát khuẩn phù hợp. Đồng thời bạn cũng nên duy trì thói quen khám răng định kỳ.
Trên đây là những lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan mà bạn nên thực hiện để cơ thể nhanh chóng hồi phục, đồng thời là một số thói quen nên duy trì để phòng ngừa viêm amidan tái phát. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan đến bệnh viêm amidan hoặc một số vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm.