Metformin được coi là một trong những loại thuốc được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường. Thuốc có tác dụng chính là kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin và không gây hạ đường huyết.
28/10/2022 | 7 loại quả có chỉ số đường huyết của thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường 23/09/2022 | Giới thiệu loại thuốc tiểu đường mới với công dụng kép vượt trội 19/09/2022 | Chuyên gia giải đáp: Ăn nhiều đường bị tiểu đường hay không?
1. Metformin có tác dụng gì?
Tác dụng chính của Metformin là hỗ trợ làm giảm đường huyết, không gây biến chứng nếu dùng thuốc khi đói. Ở những bệnh nhân bị tiểu đường type 2, Metformin giúp làm giảm sự hấp thu glucose ở ruột, giảm hàm lượng glucose trong máu (cả lúc đói và sau khi ăn), đồng thời tăng cường việc tiêu thụ glucose ở các tế bào.
Metformin là thuốc được ứng dụng phổ biến trong điều trị tiểu đường
Tương tác thuốc: không dùng Metformin đồng thời với những nhóm thuốc dưới đây:
-
Thuốc lợi tiểu, chế phẩm tuyến giáp, thuốc tránh thai đường uống, isoniazid, oestrogen, nifedipin, corticosteroid, phenytoin, acid nicotinic: sẽ làm giảm tác dụng của Metformin;
-
Các thuốc như amilorid, morphin, quinine, ranitidin, quinidin, trimethoprim, triamterene, vancomycin là những thuốc thải trừ qua thận, có thể làm tăng độc tính của Metformin;
-
Cimetidin: thuốc này khi kết hợp cùng Metformin sẽ khiến Metformin tăng nồng độ đỉnh trong máu và huyết tương;
-
Sulfonylurea và insulin: đây là hai thuốc có tác dụng hạ đường huyết nên nếu sử dụng cùng Metformin sẽ dẫn tới biểu hiện hạ đường huyết;
-
Metformin cũng không được dùng kết hợp với các thuốc ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của ống thận.
2. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Metformin
Tương tự như một số loại thuốc tây y khác, khi dùng Metformin bệnh nhân cũng có thể xuất hiện những phản ứng phụ như sau:
-
Tác dụng nhẹ: buồn nôn, có vị kim loại trong miệng, nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, nổi mề đay, giảm nồng độ vitamin B12, nhạy cảm với ánh sáng;
-
Trường hợp nặng:
-
Thiếu máu bất sản, rối loạn sản sinh máu, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, suy tủy, mất bạch cầu hạt;
-
Thở nhanh hoặc thở nông, tim đập chậm, lạnh người;
-
Thiếu năng lượng, mệt mỏi nghiêm trọng, yếu cơ, loét miệng, đỏ và đau lưỡi, rối loạn thị lực: đây có thể là các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin B12 nặng;
-
Vàng mắt, vàng da: triệu chứng cảnh báo vấn đề về gan;
-
Nhiễm toan lactic: đây là biến chứng nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân bị tử vong, thường gặp ở những người bị suy thận.
Bệnh nhân cần chú ý những tác dụng phụ khi dùng Metformin
Để đối phó với những tác dụng phụ nêu trên, bệnh nhân cần xử trí theo các cách dưới đây:
-
Nếu bị khó chịu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói: tăng liều Metformin dần dần trong vài tuần, dùng thuốc kèm với thức ăn và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị;
-
Trong trường hợp tiểu ít, nước tiểu có mùi, sẫm màu: tăng cường uống nước, chia thành những ngụm nhỏ và nếu có dấu hiệu mất nước hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế;
-
Không được tự ý sử dụng các thuốc khác để điều trị chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy khi chưa có chỉ định từ bác sĩ;
-
Đối với triệu chứng đau dạ dày do dùng thuốc: ăn thức ăn lỏng, mềm, giảm tốc độ ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chườm ấm vùng bụng. Nếu cơn đau không thuyên giảm hãy xin ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có phương án hỗ trợ cải thiện.
3. Các biểu hiện cảnh báo hạ đường huyết khi dùng Metformin
3.1. Triệu chứng hạ đường huyết
Thông thường Metformin rất hiếm gây hạ đường huyết nếu chỉ dùng đơn lẻ, nhưng khi kết hợp với các thuốc trị tiểu đường khác như Gliclazide hoặc Insulin thì có thể dẫn đến tình trạng này. Một số dấu hiệu cảnh báo hiện tượng hạ đường huyết bệnh nhân cần phải ghi nhớ đó là:
-
Run rẩy, đổ mồ hôi;
-
Cảm thấy đói;
-
Khó tập trung, lú lẫn;
-
Lượng đường huyết có thể hạ xuống mức thấp khi đang ngủ, hệ quả là khiến bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, bối rối, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Hạ đường huyết thường xảy ra khi bệnh nhân:
-
Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, nhịn ăn;
-
Dùng thuốc tiểu đường quá liều;
-
Chế độ ăn thay đổi hoặc không xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học;
-
Vận động thể chất nhiều nhưng không bù đắp bằng cách ăn tăng lên;
-
Uống rượu kết hợp bỏ bữa;
-
Rối loạn hormone, điển hình là bệnh suy giáp;
-
Mắc bệnh lý về gan hoặc thận.
3.2. Cách phòng ngừa chứng hạ đường huyết
-
Ăn uống đều đặn, không được bỏ bữa, nhịn ăn;
-
Nếu có kế hoạch tập thể dục với cường độ cao hơn bình thường thì phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, nhất là carbohydrate từ ngũ cốc, mì ống hay bánh mì trước và sau khi tập thể dục;
-
Luôn mang theo bên mình một số loại đồ ngọt như kẹo, trái cây để kịp thời sử dụng nếu bị hạ đường huyết;
-
Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đi đến cơ sở y tế gần nhất nếu việc sử dụng đường không giúp cải thiện chứng hạ đường huyết;
-
Thông tin cho người thân và bạn bè biết về tình trạng hạ đường huyết để kịp thời giúp đỡ, xử trí nếu hiện tượng này xảy ra.
Hạ đường huyết là một trong các tác dụng phụ khi dùng Metformin
4. Những lưu ý khi dùng Metformin
Để thuốc phát huy công dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và một số thận trọng sau:
-
Ngoài việc dùng thuốc thì bệnh nhân mắc tiểu đường cũng phải thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp vì đây cũng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu;
-
Metformin không thích hợp sử dụng cho người tuổi cao, sức yếu, chức năng thận suy giảm vì thuốc được đào thải qua thận làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Do đó trước khi dùng Metformin bệnh nhân cần được xét nghiệm creatinin huyết thanh;
-
Ngưng dùng thuốc trước 2 - 3 ngày nếu cần chụp X-quang và trước khi thực hiện phẫu thuật.
Metformin không dành cho những người thuộc các đối tượng sau:
-
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
-
Bệnh nhân bị chấn thương, nhiễm khuẩn, dị hóa cấp tính;
-
Bệnh nhân đang bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng thận, nhiễm khuẩn huyết, trụy tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp tính;
-
Người bị suy dinh dưỡng, nghiện rượu;
-
Không được dùng Metformin kết hợp với nước uống chứa ethanol, bao gồm cả rượu thuốc (vì nguy cơ cao sẽ bị nhiễm acid lactic);
-
Bệnh nhân bị tăng đường huyết thể ceton acid hoặc tăng đường huyết tiền hôn mê, suy gan, suy thận, rối loạn chức năng thận, bệnh hô hấp nặng, bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng, nghiện rượu, hoại thư.
Mong rằng những thông tin về thuốc Metformin hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang bị bệnh đái tháo đường, hãy nhớ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, đồng thời dùng máy đo đường huyết tại nhà hàng ngày, kiểm soát chế độ ăn uống và dùng thuốc theo đúng chỉ định để bệnh không tiến triển, tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Để được tư vấn sử dụng dịch vụ và đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56.